Sáng kiến kinh nghiệm Chuyển đổi số trong kiểm tra, đánh giá môn Hóa học Lớp 10 THPT theo tinh thần chương trình GDPT 2018

Chương trình giáo dục phổ thông mới (CT GDPT 2018) được ban hành kèm theo trong Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT - chương trình đầu tiên được xây dựng một cách tổng thể, toàn diện, đồng bộ cho tất cả các môn học/hoạt động giáo dục ở các cấp học, lớp học với định hướng: “Lấy người học làm trung tâm, tích cực hóa hoạt động của người học”, mục tiêu cốt lõi phát triển toàn diện cả “phẩm chất, năng lực” của học sinh đã tạo ra một bước đột phá trong nền giáo dục nước nhà. Song song với quá trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, đổi mới phương pháp dạy học thì việc đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả của học sinh là rất quan trọng.
Trên thực tế, hoạt động KTĐG kết quả học tập của HS ở trường phổ thông lâu nay vẫn thường quan tâm đến điểm số là chính, tiêu chí ĐG được xây dựng chủ yếu dựa trên sự ghi nhớ và tái hiện nội dung kiến thức đã học qua các kì KT học kì và cuối năm. Hoạt động KTĐG chưa thực sự thực hiện đúng tinh thần đổi mới của chương trình GDPT 2018 – kiểm tra, đánh giá chú ý đến kĩ năng, thái độ và năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn; coi trọng cả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập kết hợp ĐG quá trình học tập của HS, tự đánh giá của người học. Theo lộ trình, năm học 2022-2023 chương trình giáo khoa lớp 10 đã được thay đổi. Chính vì vậy, việc đổi mới hoạt động KTĐG kết quả học tập của HS để phù hợp với chương trình GDPT mới là việc thực sự cần thiết.
“Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 749/QĐ-TTg vào ngày 03/06/2020 Theo đó, Giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số thứ hai sau lĩnh vực Y tế, đã mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành giáo dục, nhiều phương thức giáo dục mới được tạo ra, thông minh, hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí, đảm bảo được tính thường xuyên liên tục. Vì thế, nếu thực hiện được chuyển đổi số trong kiểm tra, đánh giá học sinh sẽ giúp giáo viên và học sinh phát huy sự sáng tạo, thực hiện kiểm tra, đánh giá linh động, mọi lúc mọi nơi, bỏ qua về giới hạn khoảng cách, tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả, giảm thiểu sự lãng phí chi phí in ấn. Học sinh phát triển tính tự giác, tự lực, không thụ động và ỷ lại vào người khác, quen với việc làm việc độc lập, rèn tính trung thực, nâng cao niềm tin vào năng lực bản thân. Học sinh biết tự chủ về kế hoạch và hình thức tổ chức và kiểm soát mức độ kết quả đạt được, biết phát hiện, sàng lọc, đúc kết, biết vận dụng, được trao đổi, thảo luận ý kiến, khám phá, sáng tạo đối với nhiệm vụ được giao, để thỏa mãn ý thức học hỏi của bản thân. Ngoài ra, ứng dụng công nghệ số sẽ theo dõi chính xác hoạt động của giáo viên và học sinh, quản lý đầy đủ các thông tin, hồ sơ giáo dục của học sinh rõ ràng, không bị thất thoát hồ sơ, ghi chép chính xác về lịch sử học tập, rèn luyện một cách minh bạch, tạo dựng được niềm tin trong mỗi học sinh. Thật vậy, chuyển đổi số trong kiểm tra, đánh giá học sinh là việc cần làm và chắn chắn sẽ giải quyết được nhiều khó khăn mà GV đang gặp phải, giúp giáo viên và học sinh thực hiện tốt hoạt động kiểm tra, đánh giá theo đúng tinh thần GDPT 2018.
Theo khảo sát, mặc dù việc chuyển đổi số đã được giáo viên tiến hành sử dụng nhiều trong quá trình dạy học Môn Hóa học, tuy nhiên trong kiểm tra, đánh giá học sinh theo chương trình GDPT 2018 còn rất hạn chế. Một phần đội ngũ giáo viên chưa thực sự đồng đều về năng lực CNTT, năng lực số. Giáo viên và học sinh mới bước đầu tiếp cận về chuyển đổi số nên còn lúng túng và chưa thực sự phát huy được hết những lợi ích mà ứng dụng của công nghệ số đem lại. Từ những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn viết đề tài: “Chuyển đổi số trong kiểm tra, đánh giá môn Hóa học lớp 10 THPT theo tinh thần chương trình GDPT 2018”.
pdf 61 trang Trúc Vân 21/11/2024 420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Chuyển đổi số trong kiểm tra, đánh giá môn Hóa học Lớp 10 THPT theo tinh thần chương trình GDPT 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Chuyển đổi số trong kiểm tra, đánh giá môn Hóa học Lớp 10 THPT theo tinh thần chương trình GDPT 2018

Sáng kiến kinh nghiệm Chuyển đổi số trong kiểm tra, đánh giá môn Hóa học Lớp 10 THPT theo tinh thần chương trình GDPT 2018
 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
 TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 
 ===***=== 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 ĐỀ TÀI 
 CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ 
MÔN HÓA HỌC LỚP 10 THPT THEO TINH THẦN 
 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 
 Lĩnh vực: Hóa học 
 Nhóm tác giả: 
 1. Vũ Thị Mận – Tổ : KHTN 
 Số điện thoại: 0369 416 849 
 2. Nguyễn Phan Chung – Tổ: KHTN 
 Số điện thoại: 0975 036 187 
 Năm học: 2022 – 2023 
20 SGK Sách giáo khoa 
21 TBDH Thiết bị dạy học 
22 CSVC Cơ sở vật chất 
23 AN Âm nhạc 
24 MT Mỹ thuật 
25 HĐTN Hoạt động trả nghiệm 
26 GDTC Giáo dục thể chất 
27 GDQP Giáo dục quốc phòng 
28 HSXS Học sinh xuất sắc 
 3. Những vấn đề chung về việc chuyển đổi số kiểm tra, đánh giá môn Hóa học 
 lớp 10 theo tinh thần chương trình GDPT 2018. ...................................... 14 
 3.1. Mục đích của việc chuyển đổi số trong kiểm tra, đánh giá môn Hóa học 10 
theo tinh thần chương trình GDPT 2018 ............................................................ 14 
 3.2. Thuận lợi và khó khăn khi ứng dụng chuyển đổi số trong kiểm tra, đánh giá
 ............................................................................................................................. 14 
3.3. Vấn đề đặt ra và hướng giải quyết. .............................................................. 15 
CHƯƠNG 2. CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MÔN 
 HÓA HỌC LỚP 10 THPT THEO TINH THẦN CHƯƠNG TRÌNH GDPT 
 2018. ................................................................................................................... 16 
 1. Khái quát chương trình Hóa học 10 theo bộ sgk “chân trời sáng tạo” ........... 16 
1.1. Thời lượng dành cho nội dung cốt lõi .......................................................... 16 
1.2. Thời lượng dành cho chuyên đề học tập ..................................................... 16 
1.3. Thời lượng dành cho kiểm tra, đánh giá ...................................................... 17 
 2. Giới thiệu một số phần mềm và cách sử dụng để chuyển đổi số trong kiểm 
 tra, đánh giá môn Hóa học trong phạm vi đề tài. .............................................. 17 
2.1. Phần mềm hỗ trợ quản lí lớp học “Zalo”, Messenger” ................................ 17 
 2.2. Giới thiệu các phần mềm sử dụng để kiểm tra, đánh giá học sinh trong 
phạm vi đề tài. ..................................................................................................... 18 
 3. Ứng dụng chuyển đổi số trong kiểm tra, đánh giá môn Hóa học lớp 10 
 THPT theo tinh thần chương trình GDPT 1018. ............................................ 26 
3.1. Ứng dụng chuyển đổi số vào kiểm tra đánh giá thường xuyên ................... 26 
Bước 2. Triển khai nhiệm vụ ............................................................................ 28 
3.2. Ứng dụng chuyển đổi số vào kiểm tra, đánh giá định kì ............................ 34 
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .................................................... 42 
 1. Mục đích thực nghiệm .............................................................................. 42 
 2. Nhiệm vụ thực nghiệm ............................................................................. 42 
 3. Đối tượng thực nghiệm ............................................................................. 42 
 4. Phương pháp thực nghiệm ........................................................................ 42 
 5. Nội dung thực nghiệm đề tài .................................................................... 43 
 6. Tiến hành thực nghiệm đề tài ................................................................... 43 
6.1.Công tác chuẩn bị cho việc thực nghiệm ...................................................... 43 
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. Lý do chọn đề tài 
 Chương trình giáo dục phổ thông mới (CT GDPT 2018) được ban hành kèm 
theo trong Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT - chương trình đầu tiên được xây dựng 
một cách tổng thể, toàn diện, đồng bộ cho tất cả các môn học/hoạt động giáo dục ở 
các cấp học, lớp học với định hướng: “Lấy người học làm trung tâm, tích cực hóa 
hoạt động của người học”, mục tiêu cốt lõi phát triển toàn diện cả “phẩm chất, 
năng lực” của học sinh đã tạo ra một bước đột phá trong nền giáo dục nước nhà. 
Song song với quá trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, 
đổi mới phương pháp dạy học thì việc đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết 
quả của học sinh là rất quan trọng. 
 Trên thực tế, hoạt động KTĐG kết quả học tập của HS ở trường phổ thông 
lâu nay vẫn thường quan tâm đến điểm số là chính, tiêu chí ĐG được xây dựng chủ 
yếu dựa trên sự ghi nhớ và tái hiện nội dung kiến thức đã học qua các kì KT học kì 
và cuối năm. Hoạt động KTĐG chưa thực sự thực hiện đúng tinh thần đổi mới của 
chương trình GDPT 2018 – kiểm tra, đánh giá chú ý đến kĩ năng, thái độ và năng 
lực vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn; coi trọng cả kiểm tra, đánh 
giá kết quả học tập kết hợp ĐG quá trình học tập của HS, tự đánh giá của người 
học. Theo lộ trình, năm học 2022-2023 chương trình giáo khoa lớp 10 đã được 
thay đổi. Chính vì vậy, việc đổi mới hoạt động KTĐG kết quả học tập của HS để 
phù hợp với chương trình GDPT mới là việc thực sự cần thiết. 
 “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 
2030” được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 749/QĐ-TTg vào ngày 
03/06/2020 Theo đó, Giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số thứ hai sau 
lĩnh vực Y tế, đã mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành giáo dục, nhiều phương 
thức giáo dục mới được tạo ra, thông minh, hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí, 
đảm bảo được tính thường xuyên liên tục. Vì thế, nếu thực hiện được chuyển đổi 
số trong kiểm tra, đánh giá học sinh sẽ giúp giáo viên và học sinh phát huy sự sáng 
tạo, thực hiện kiểm tra, đánh giá linh động, mọi lúc mọi nơi, bỏ qua về giới hạn 
khoảng cách, tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả, giảm thiểu sự lãng phí chi phí 
in ấn. Học sinh phát triển tính tự giác, tự lực, không thụ động và ỷ lại vào người 
khác, quen với việc làm việc độc lập, rèn tính trung thực, nâng cao niềm tin vào 
năng lực bản thân. Học sinh biết tự chủ về kế hoạch và hình thức tổ chức và kiểm 
soát mức độ kết quả đạt được, biết phát hiện, sàng lọc, đúc kết, biết vận dụng, được 
trao đổi, thảo luận ý kiến, khám phá, sáng tạo đối với nhiệm vụ được giao, để thỏa 
mãn ý thức học hỏi của bản thân. Ngoài ra, ứng dụng công nghệ số sẽ theo dõi 
chính xác hoạt động của giáo viên và học sinh, quản lý đầy đủ các thông tin, hồ sơ 
giáo dục của học sinh rõ ràng, không bị thất thoát hồ sơ, ghi chép chính xác về lịch 
sử học tập, rèn luyện một cách minh bạch, tạo dựng được niềm tin trong mỗi học 
sinh. Thật vậy, chuyển đổi số trong kiểm tra, đánh giá học sinh là việc cần làm và chắn 
chắn sẽ giải quyết được nhiều khó khăn mà GV đang gặp phải, giúp giáo viên và học 
 1 
khối 12 của trường THPT Quỳnh Lưu 4. 
5. Phương pháp nghiên cứu 
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tài liệu về ứng dụng chuyển đổi số trong 
giáo dục, chương trình giáo dục phổ thông 2018, điểm mới trong kiểm tra đánh giá 
theo tinh thần chương trình GDPT 2018, các thông tư, văn bản chỉ đạo, các tài liệu 
liên quan đến các phần mềm phục vụ cho chuyển đổi số có thể sử dụng để kiểm 
tra, đánh giá. 
 - Phương pháp điều tra: điều tra về khả năng ứng dụng chuyển đổi số của 
học sinh và giáo viên, điều tra tính thường xuyên sử dụng chuyển đổi số trong 
kiểm tra đánh giá, điều tra tính hiệu quả khi sử dụng chuyển đổi số vào công tác 
kiểm tra, đánh giá. 
 - Phương pháp chuyên gia: thông qua việc tham vấn một số đồng nghiệp có 
kinh nghiệm về chuyên môn, kinh nghiệm ứng dụng chuyển đổi số trong giáo dục 
nhằm tranh thủ tiếp thu kiến thức lí luận, thực tiễn vào công tác kiểm tra, đánh giá. 
 - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: nhằm khảo sát tính hiệu quả của đề tài 
trước và sau khi áp dụng các phương án chuyển đổi số trong kiểm tra, đánh giá. 
 - Phương pháp thống kê toán học: sử dụng các công cụ của Microsoft để 
thống kê các số liệu điều tra được khi áp dụng đề tài. 
6. Tính mới và đóng góp của đề tài 
6.1. Tính mới của đề tài 
 - Đề tài đã bắt nhịp kịp xu thế, khai thác, vận dụng linh hoạt các phần mềm 
để áp dụng chuyển đổi số trong kiểm tra, đánh giá theo tinh thần của chương trình 
GDPT 2018: KTĐG giá học sinh dựa vào quá trình học tập, phát huy sự sáng tạo 
của HS và GV, tập trung phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh. 
 - Đề tài đã góp phần làm rõ thực trạng về kiểm tra, đánh giá ở môn Hóa học 
và ý nghĩa của chuyển đổi số trong kiểm tra, đánh giá học sinh ở môn hóa học theo 
chương trình mới - chương trình GDPT 2018. 
 - Đề tài đã đề xuất một số phương án chuyển đổi số trong kiểm tra, đánh giá 
ở môn hóa học 10 và đã đưa vào thực tiễn, truyền được cảm hứng, đem lại sự thay đổi 
rất tích cực trong phương pháp KTĐG của GV và phương pháp học tập của HS. 
6.2. Đóng góp của đề tài 
 - Về mặt lý luận: Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận về chuyển đổi số trong 
kiểm tra, đánh giá môn hóa học theo tinh thần chương trình GDPT 2018. 
 - Về mặt thực tiễn: Cung cấp nguồn tư liệu về các biện pháp ứng dụng 
chuyển đổi giúp GV dễ dàng lựa chọn và áp dụng vào việc kiểm tra, đánh giá môn 
Hóa học 10 theo đúng tinh thần chương trình GDPT 2018. Từ đó góp phần nâng 
cao chất lượng kiểm tra, đánh giá học sinh cũng là nâng cao chất lượng giáo dục. 
 3 
 + Sự đổi mới toàn diện và đồng bộ, từ chương trình, sách giáo khoa, phương 
pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. 
 + Chỉ đạo theo hướng tăng quyền tự chủ cho địa phương, cơ sở giáo dục và 
giáo viên. 
 - Về mục tiêu: giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng 
hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng 
lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ 
xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc 
sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại. 
1.1.2. Về nội dung và thời lượng giáo dục 
 Có 14 nội dung giáo dục: Giáo dục ngôn ngữ và văn học; Giáo dục toán học; 
Giáo dục khoa học xã hội; Giáo dục khoa học tự nhiên; Giáo dục công nghệ; Giáo 
dục tin học; Giáo dục công dân; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Giáo dục nghệ 
thuật; Giáo dục thể chất; Giáo dục hướng nghiệp; Các chuyên đề học tập; Hoạt 
động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và Nội dung giáo dục 
của địa phương. 
 Nội dung giáo dục, môn học mới: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; 
Giáo dục địa phương. 
 + Cấp Tiểu học có 10 môn học bắt buộc, gồm: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 
1, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử và Địa lí, Khoa học, Tin học và Công 
nghệ, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật. 
 + Hoạt động giáo dục bắt buộc: Hoạt động trải nghiệm. 
 + Ngoài ra còn có môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1. 
 + Thời lượng giáo dục 35 tuần/1 năm học và 15-30 tiết/1 tuần. Thời lượng 
mỗi tiết học là 35 phút. 
 - Cấp THCS có 10 môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo 
dục công dân, Khoa học Tự nhiên, Lịch sử và Địa lí, Công nghệ, Tin học, Giáo dục 
thể chất, Nghệ thuật. 
 + Hoạt động giáo dục bắt buộc (HĐTN, HN); Nội dung giáo dục của địa 
phương. 
 + Ngoài ra còn có môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1. 
 + Thời lượng giáo dục 35 tuần/1 năm học và 19-19,5 tiết/1 tuần. Thời lượng 
mỗi tiết học là 45 phút. 
 - Cấp THPT có 6 môn học bắt buộc: Ngữ Văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục 
thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Lịch sử. 
 4/9 môn học lựa chọn: Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hóa học, 
Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật. 
 5 
cho phép học sinh lựa chọn nghề nghiệp ngay từ những năm học ở cấp THCS. 
1.1.7. Về yêu cầu đối với cha mẹ học sinh 
 Chương trình 2018 đòi hỏi học sinh phải tự học nhiều hơn; có nhiều nhiệm 
vụ hơn yêu cầu vận dụng kiến thức vào cuộc sống, nhất là cuộc sống hàng ngày tại 
gia đình và cộng đồng. Vì vậy cha mẹ học sinh phải được yêu cầu tạo điều kiện, hỗ 
trợ học sinh trong học tập và vận dụng kiến thức bên ngoài khuôn viên nhà trường. 
1.1.8. Về vai trò chủ động của cơ sở giáo dục 
 Ngoài việc thực hiện theo Chương trình GDPT và sự chỉ đạo, hướng dẫn của 
Bộ GDĐT, của các bộ, ngành cấp trên, cơ sở giáo dục có quyền và trách nhiệm chủ 
động trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học và tổ chức thực hiện. 
1.1.9. Về điều kiện về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học 
 Về nội dung khoa học đối với các môn học, Chương trình GDPT 2018 
không có thay đổi quá nhiều so với Chương trình GDPT 2016, vì vậy với cơ sở vật 
chất và thiết bị dạy học hiện tại của các nhà trường nếu đáp ứng được yêu cầu của 
Chương trình GDPT 2016 thì về cơ bản vẫn đáp ứng được yêu cầu của Chương 
trình GDPT 2018 (chỉ khác căn bản là phương pháp và cách thức khai thác sử dụng 
theo yêu cầu mới). 
 Tuy nhiên, để đáp ứng tốt mục tiêu của Chương trình GDPT 2018 thì đỏi hỏi 
phải tiếp tục tăng cường, nhất là các thiết bị dạy học theo yêu cầu mới; các phòng 
thí nghiệm, phòng học bộ môn (tiếng anh, tin học..)... 
1.1.10. Về trách nhiệm của địa phương 
 Phát triển quy mô, mạng lưới trường lớp đáp ứng nhu cầu học tập của học 
sinh và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 
 - Chuẩn bị các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục (CSVC, TBDH, đội 
ngũ nhà giáo, kinh phí) và chỉ đạo thực hiện Chương trình GDPT 2018. 
 - Lựa chọn SGK; chuẩn bị Tài liệu giáo dục của địa phương; hỗ trợ các hoạt 
động trải nghiệm, hướng nghiệp theo yêu cầu của Chương trình 2018. 
1.2. Những điểm mới trong kiểm tra, đánh giá theo chương trình GDPT 2018 
 Theo thông tư 22/2022/TT-BGDĐT về đánh giá học sinh THCS, THPT 
được ban hành ngày 10/7/2022 đã qui định cụ thể về kiểm tra, đánh giá học sinh 
theo chương trình GDPT 2018, trong đó có những điểm mới sau: 
1.2.1. Về hình thức kiểm tra, đánh giá 
 Các hình thức đánh giá bao gồm: 
 + Đánh giá bằng NX (Đ, CĐ): gồm các môn GDTC, GDĐP, HĐTN, HN, 
ÂN, MT, NT. GV sử dụng HT ĐG bằng NX qua ĐGtx, ĐGđk. 
 + Đánh giá bằng điểm số kết hợp nhận xét (các môn còn lại) 
 7 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_chuyen_doi_so_trong_kiem_tra_danh_gia.pdf