Sáng kiến kinh nghiệm Chuyển đổi số nâng cao chất lượng dạy học môn Hoá học Trung học phổ thông, Hóa học 10 bộ sách Chân trời sáng tạo
1. Lý do chọn đề tài
Với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ, chuyển đổi số chính là xu hướng của xã hội nói chung và lĩnh vực giáo dục nói riêng. Sự quan trọng của chuyển đổi số đến lĩnh vực giáo dục được thể hiện rõ trong chương trình “ Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Chuyển đổi số trong giáo dục chính là việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến giúp nâng cao trải nghiệm của người học; cải thiện những PP giảng dạy cũng như tạo môi trường để học tập thuận tiện nhất.
Chính vì thế, để góp phần vào sự phát triển nền giáo dục trong thời đại 4.0 nói chung, đáp ứng mục tiêu dạy học hoá học nhằm phát triển phẩm chất và năng lực trong đó có phát triển năng lực số và kỹ năng chuyển đổi cho học sinh THPT nói riêng chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Chuyển đổi số nâng cao chất lượng dạy học môn Hoá học trung học phổ thông”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Định hướng dạy học theo mục tiêu của chương trình giáo dục 2018 là phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất cho học sinh.
- Định hướng dạy học theo PP hiện đại vận dụng CNTT để dạy học nhằm năng cao năng lực số và kỹ năng chuyển đổi số cho học sinh THPT.
- Định hướng cho học sinh cách khai thác công nghệ thông tin theo các cấp độ từ đơn giản đến phức tạp để phát triển một cách toàn diện nhất năng lực số và kỹ năng chuyển đổi cho học sinh.
- Khuyến khích khả năng tự học, tự nguyên cứu, khả năng hợp tác và làm việc nhóm nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và phẩm chất chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm cho học sinh.
- Tăng tính tương tác hai chiều cho HS và GV mà không bị giới hạn bởi không gian.
- Qua trải nghiệm sử dụng CNTT trong học tập khi ứng dụng các thí nghiệm ảo sẽ giúp học sinh có những trải nghiệm thực tế “thật” đa giác quan, tạo cảm giác tò mò, tăng hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập, tạo niềm yêu thích học tập bộ môn Hoá học cho các em.
- Tạo môi trường giáo dục linh động, đảm bảo hoàn thành tốt kế hoạch dạy bài dạy cho tất cả HS học trực tiếp hay gián tiếp do ốm đau hay do thiên tai, dịch bệnh. - Truy cập tài liệu học tập không giới hạn và giúp việc chia sẻ tài liệu giữa GV với HS, HS với HS trở nên dễ dàng và tiết kiệm hơn do giảm được các chi phí in ấn.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Chuyển đổi số nâng cao chất lượng dạy học môn Hoá học Trung học phổ thông, Hóa học 10 bộ sách Chân trời sáng tạo
Nội dung Trang Danh mục các chữ cái viết tắt PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục tiêu của đề tài 3. Nhiệm vụ của đề tài 4. Tính mới, đóng góp của đề tài 5. Tính hiệu quả của đề tài 6. Tổng quan nghiên cứu đề tài PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận 1.1. Chuyển đổi số trong giáo dục 1.2. Kĩ năng chuyển đổi 1.3. Các lưu ý khi ứng dụng ICT trong dạy học 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng chung, những thuận lợi và khó khăn của chuyển đổi số trong giáo dục 2.2. Giải pháp thúc đẩy việc chuyển đổi số trong giáo dục 2.3. Điều tra, khảo sát thực trạng chuyển đổi số trong tổ chức dạy học môn Hóa học ở trường THPT Chương 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Các cấp độ ứng dụng ICT nhằm phát triển năng lực số cho học sinh 1.1. Sử dụng phần mềm học trực tuyến 1.2. Tra cứu thông tin trên mạng tin cậy có mục đích tốt 1.3. Sử dụng các phần mềm để học tập 1.4. Lập trình, viết phần mềm đơn giản ứng dụng trong hoá học, thi khoa học kỹ thuật 2. Một số địa chỉ ứng dụng ICT trong chương trình hoá học lớp 10 THPT 2018 3. Thiết kế kế hoạch dạy học một số phần có ứng dụng ICT trong chương trình hoá học 10 THPT 2018 3.1. Chủ đề: Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng 3.2. Chủ đề: Tính chất vật lí và tính chất hóa học của nhóm VIIA (Nhóm halogen) 4. Thực nghiệm sư phạm của đề tài 2 PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ, chuyển đổi số chính là xu hướng của xã hội nói chung và lĩnh vực giáo dục nói riêng. Sự quan trọng của chuyển đổi số đến lĩnh vực giáo dục được thể hiện rõ trong chương trình “ Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Chuyển đổi số trong giáo dục chính là việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến giúp nâng cao trải nghiệm của người học; cải thiện những PP giảng dạy cũng như tạo môi trường để học tập thuận tiện nhất. Chính vì thế, để góp phần vào sự phát triển nền giáo dục trong thời đại 4.0 nói chung, đáp ứng mục tiêu dạy học hoá học nhằm phát triển phẩm chất và năng lực trong đó có phát triển năng lực số và kỹ năng chuyển đổi cho học sinh THPT nói riêng chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Chuyển đổi số nâng cao chất lượng dạy học môn Hoá học trung học phổ thông”. 2. Mục tiêu của đề tài - Định hướng dạy học theo mục tiêu của chương trình giáo dục 2018 là phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất cho học sinh. - Định hướng dạy học theo PP hiện đại vận dụng CNTT để dạy học nhằm năng cao năng lực số và kỹ năng chuyển đổi số cho học sinh THPT. - Định hướng cho học sinh cách khai thác công nghệ thông tin theo các cấp độ từ đơn giản đến phức tạp để phát triển một cách toàn diện nhất năng lực số và kỹ năng chuyển đổi cho học sinh. - Khuyến khích khả năng tự học, tự nguyên cứu, khả năng hợp tác và làm việc nhóm nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và phẩm chất chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm cho học sinh. - Tăng tính tương tác hai chiều cho HS và GV mà không bị giới hạn bởi không gian. - Qua trải nghiệm sử dụng CNTT trong học tập khi ứng dụng các thí nghiệm ảo sẽ giúp học sinh có những trải nghiệm thực tế “thật” đa giác quan, tạo cảm giác tò mò, tăng hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập, tạo niềm yêu thích học tập bộ môn Hoá học cho các em. - Tạo môi trường giáo dục linh động, đảm bảo hoàn thành tốt kế hoạch dạy bài dạy cho tất cả HS học trực tiếp hay gián tiếp do ốm đau hay do thiên tai, dịch bệnh. - Truy cập tài liệu học tập không giới hạn và giúp việc chia sẻ tài liệu giữa GV với HS, HS với HS trở nên dễ dàng và tiết kiệm hơn do giảm được các chi phí in ấn. 3. Nhiệm vụ của đề tài - Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. các em làm cho học sinh và giáo viên hiểu, gần gũi nhau hơn, cùng đồng hành trên con đường giáo dục và đạt hiệu quả cao hơn. - Đề tài khai thác và sử dụng các phần mềm dạy học phù hợp với đối tượng học sinh THPT, điều kiện thực tế của nhà trường cũng như hoàn cảnh gia đình của các em. Vì thế đề tài có tính khả thi, đã áp dụng thành công và có hiệu quả cao, được HS và nhà trường hưởng ứng tích cực, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Hoá học. 6. Tổng quan nghiên cứu đề tài 6.1. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 6 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023. 6.2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: HS THPT, đặc biệt là học sinh lớp 10. 6.3. Phương pháp nghiên cứu 6.3.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến sáng kiến như các văn bản, tài liệu lý luận, sách giáo khoa, sách tham khảo, các PP và kỹ thuật dạy học; thu thập, phân tích và tổng hợp thông tin. 6.3.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng và kết hợp nhiều PP khác nhau như: PP điều tra, PP thực nghiệm, PP quan sát các hoạt động, PP nghiên cứu các sản phẩm hoạt động, PP tổng kết và rút kinh nghiệm 6.3.3.Phương pháp đánh giá PP đánh giá cho điểm, PP đánh giá theo mục tiêu, kết quả và các tiêu chí, PP đánh giá so sánh 6.4. Cấu trúc của đề tài gồm 3 phần cơ bản Phần 1: Đặt vấn đề. Phần 2: Nội dung nghiên cứu. Phần 3: Kết luận. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận 1.1. Chuyển đổi số trong giáo dục Chuyển đổi số trong giáo dục là quá trình chuyển đổi hoạt động giáo dục từ không gian truyền thống sang không gian số thông qua công nghệ mới, thay đổi phương thức dạy học, kiểm tra đánh giá và quản lí quá trình dạy học nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, giảng dạy, giúp phát huy tối đa khả năng tư duy, sáng tạo, chủ động của GV và HS. Chuyển đổi số trong giáo dục bao gồm chuyển đổi số trong công tác quản lý giáo dục và trong dạy học; Dự thảo kế hoạch chuyển đổi số trong giáo dục giai đoạn 2021-2025 (tầm nhìn 2030) đã đặt ra mục tiêu: + Đổi mới mạnh mẽ phương thức dạy và học, hình thức kiểm tra, đánh giá, đưa tương 3 những công dân được trang bị để tự điều chỉnh, định hướng khi phải đối mặt với các thách thức cá nhân, học tập, xã hội và kinh tế. 1.3. Các lưu ý khi ứng dụng ICT trong dạy học 1.3.1. Khung đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin (4A) Để ứng dụng công nghệ thông tin-truyền thông (CNTT-TT ) một cách hiệu quả trong dạy học, người ta thường sử dụng Khung 4A để đánh giá:ACCESS: Tiếp cận; ASSESS: Kiểm tra; ADJUST: Điều chỉnh; APPRIASE: Đánh giá. Việc khai thác sử dụng khung 4A này yêu cầu giáo viên luôn tự hỏi bản thân một số câu hỏi cụ thể về phương pháp dạy học, chương trình giảng dạy và việc áp dụng các kỹ năng kỹ thuật số sau đây: Câu hỏi 1: Học sinh cần có những kỹ năng ICT nào để tiếp cận việc học trong bài học? Những gì ICT sẽ tăng cường khả năng tiếp cận bài học? Câu hỏi 2: Thầy/cô sẽ kiểm tra như thế nào về việc liệu học sinh có các kỹ năng cần thiết để tiếp cận việc học hay không? Câu hỏi 3: Thầy/cô sẽ điều chỉnh bài học/chủ đề dạy học của mình như thế nào để phản ánh nhu cầu của học sinh và/hoặc việc ứng dụng ICT trong bài học của bạn? Câu hỏi 4: Thầy/cô sẽ đánh giá việc học tập của học sinh như thế nào? Bạn sẽ đánh giá sự phát triển của bản thân như thế nào? Câu hỏi 5: Bước tiếp theo là như thế nào? Để trả lời các câu hỏi này, chúng ta cần làm rõ qua việc phân tích cụ thể như sau: a. Tiếp cận Nhìn vào kế hoạch bài dạy của thầy/cô, hãy cho biết: + HS cần có những kỹ năng ICT nào để tiếp cận bài học? + Những gì ICT sẽ tăng cường khả năng tiếp cận bài học? b. Kiểm tra Làm rõ các kỹ năng ICT hoặc cách ICT có thể nâng cao hiệu quả bài học của thầy/cô. Hãy suy nghĩ về cách thầy/cô có thể kiểm tra xem HS có các kỹ năng cần thiết mà họ cần để tiếp cận việc học hay không? Để làm điều này, thầy/cô có thể: - Nhìn vào chương trình học và đưa ra nhận định - Lập kế hoạch kiểm tra trước khi bắt đầu học sẽ cung cấp cho bạn thông tin cần thiết để đưa ra nhận định - Sử dụng suy nghĩ của thầy/cô từ bước trước (HS cần gì để tiếp cận việc học hoặc CNTT sẽ giúp gì cho việc học), dành thời gian lập kế hoạch cho một nhiệm vụ đánh giá sẽ cho phép thầy cô xác định xem học sinh có các kỹ năng CNTT-TT mà họ cần để tiếp cận việc học hay không đã lên kế hoạch. c. Điều chỉnh 5 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng chung, những thuận lợi và khó khăn của chuyển đổi số trong giáo dục Việt Nam đã và đang chuyển đổi số trong giáo dục bằng hàng loạt các chính sách đã được ban hành. Bên cạnh đó, một số chủ trương khác cũng được triển khai chính là thực hiện những chương trình giáo dục phổ thông mới: tin học sẽ chính thức trở thành môn học bắt buộc dành cho HS từ lớp 3, việc này giúp HS tiếp cận được với rất nhiều kiến thức kỹ năng hiện đại trong và ngoài nước. Bộ GDĐT tin rằng, trong tương lai sẽ có những thế hệ công dân toàn cầu với năng lực cạnh tranh tốt; việc giảng dạy được lồng ghép công nghệ Steam, giúp HS có thể giải quyết được các bài toán khó cũng như khám phá nhiều hiện tượng trong cuộc sống trực quan nhất. Bên cạnh những kết quả chuyến biến tích cực, quá trình chuyển đổi số trong giáo dục vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập. Cụ thể: Thứ nhất, quá trình tiếp cận về kiến thức trực tuyến ở vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn; Thứ hai, chưa có sự kiểm soát sát sao và toàn diện về học liệu số; Thứ ba, các quy định trong pháp lý chuyên về giáo dục vẫn chưa được hoàn thiện. 2. 2. Giải pháp thúc đẩy việc chuyển đổi số trong giáo dục Với những hạn chế, khó khăn trong quá trình chuyển đổi số giáo dục, Việt Nam cần đưa ra những giải pháp, chiến lược mang tính dài hạn, có lộ trình cụ thể. Một là, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc chuyển đổi số trong giáo dục. Hai là, hoàn thiện cơ sở dữ liệu trong giáo dục. Ba là, xây dựng hạ tầng mạng, thiết bị công nghệ. Bốn là, hoàn thiện về hệ thống pháp lý và ứng dụng các phần mềm quản lý. 2.3. Điều tra, khảo sát thực trạng chuyển đổi số trong tổ chức dạy học môn Hóa học ở trường THPT Các nội dung khảo sát được thiết lập dưới dạng google forms thiết lập trên driver gửi đường link https://forms.gle/KgCv1pCiKH6t8MNr6 (dành cho GV) và https://forms.gle/RLovfx2aoyc963tCA (dành cho HS) qua zalo hoặc messenger. * Đối tượng, thời gian khảo sát gồm: 26 GV dạy môn hoá học và 231 HS ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An vào đầu năm học 2022 – 2023 TT Trường Số giáo viên Số học sinh 1 THPT Nguyễn Xuân Ôn 6 79 2 THPT Diễn Châu 2 4 32 3 THPT Diễn Châu 3 3 30 4 THPT Diễn Châu 4 4 35 7 Qua bảng thống kê 1 cho thấy đa số GV đã quan tâm đến đổi mới dạy học môn hoá học THPT theo hướng chuyển đổi số. Việc thực hiện dạy học theo hướng chuyển đổi số có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Đa số GV nhận thấy khó khăn vì mất thời gian và công sức chuẩn bị, khó đảm bảo thời gian khi tổ chức thực hiện, GV chưa thành thạo CNTT, năng lực CNTT của HS chưa đáp ứng. Tuy nhiên cũng có những thuận lợi có thể khai thác như điều kiện vật chất của nhà trường, thái độ của HS , khả năng lĩnh hội kiến thức Hóa học trong quá trình học tập môn Hóa theo định hướng chuyển đổi số. Những số liệu và phân tích trên chứng tỏ việc dạy học môn Hóa học theo định hướng chuyển đổi số là rất quan trọng. Bảng 2: Tính cấp thiết của chuyển đổi số (M1: Không cấp thiết; M2: Ít cấp thiết; M3: Cấp thiết; M4: Rất cấp thiết) Thang đánh giá các giải Thông số TT Các giải pháp pháp M1 M2 M3 M4 X Mức 1 Thầy/cô vui lòng cho biết chuyển đổi 0 0 12 14 số trong xã hội hiện nay có cấp thiết 3,54 4 hay không? 46,2% 53,8% 2 Thầy/cô vui lòng cho biết chuyển đổi 0 0 15 11 số trong ngành giáo dục hiện nay có 3,42 3 cấp thiết hay không? 57,7% 42,3% 3 Thầy/cô vui lòng cho biết chuyển đổi 0 0 14 12 số trong chương trình GDPT 2018 có 3,46 4 cấp thiết hay không? 53,8% 46,2% 4 Thầy/cô vui lòng cho biết chuyển đổi 0 0 14 12 số trong dạy học môn Hóa ở trường 3,46 4 THPT có cấp thiết hay không? 53,8% 46,2% 5 Thầy/cô vui lòng cho biết chuyển đổi 0 0 14 12 số trong dạy học hóa học 10 THPT có 3,46 4 cấp thiết hay không? 53,8% 46,2% Từ số liệu thu được ở bảng trên cho thấy việc chuyển đổi số và chuyển đổi số trong dạy học Hóa học là rất cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Dạy học Hóa học theo định hướng chuyển đổi số là hướng đi thích hợp khi mà xã hội, công nghệ ngày càng phát triển và có thể giải quyết được những nhu cầu của thực tiễn. 2.3.2. Khảo sát học sinh Khảo sát một số yếu tố liên quan đến dạy học áp dụng chuyển đổi số mà học sinh biết bằng bảng hỏi. Kết quả thu được như sau: 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_chuyen_doi_so_nang_cao_chat_luong_day.pdf