Sáng kiến kinh nghiệm Bộ đồ dùng dạy học tạo hứng thú cho học sinh chơi trò chơi nhảy ô tiếp sức, trò chơi nhảy đúng nhảy nhanh và trò chơi con sâu đo của học sinh Tiểu học
Là một giáo viên dạy thể dục trong trường tiểu học tôi nhận thấy: Muốn đạt được những tiết dạy tốt, thành công mang lại hiệu quả cao cho học sinh, ngoài những kiến thức truyền đạt của thầy, cô thì bên cạnh đó đồ dùng dạy học cũng mang lại ảnh hưởng lớn. Bởi vậy trong quá trình dạy chúng ta luôn phải tìm tòi, cải tiến, sáng tạo và làm ra những đồ dùng, thiết bị dạy sao cho phù hợp mang lại hiệu quả cao, đồng thời cũng giảm được những chi phí mua sắm bổ sung đồ dùng thiết bị mới. Vì thế tôi đã cải tiến sáng tạo ra:“Bộ đồ dùng dạy học tạo hứng thú cho học sinh chơi trò chơi nhảy ô tiếp sức, trò chơi nhảy đúng nhảy nhanh và trò chơi con sâu đo của học sinh Tiểu học”
2. Thực trạng:
- Tình trạng của giải pháp đã biết:
Một số trò chơi vận động được thể hiện trong sách giáo viên Thể dục Tiểu học như: Đi vượt chướng ngại vật thấp, trò chơi nhảy đúng nhảy nhanh, trò chơi nhảy ô tiếp sức hay trò chơi con sâu đo…Tuy nhiên để phát huy tốt các trò chơi trên thì giáo viên phải tự biết thiết kế đồ dùng dạy học sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao. Điển hình là nội dung trò chơi “Nhảy đúng nhảy nhanh, trò chơi nhảy ô tiếp sức và trò chơi con sâu đo” trong Sách giáo viên Thể dục Lớp 3 (Trang 137) Hình 68, hình 69 (Trang 139) và Hình 54 Sách giáo viên lớp 4 (Trang 116) cho thấy: Việc kẻ vạch giới hạn và vẽ các ô vòng tròn, hình vuông xuống nền bê tông cho học sinh chơi tôi cảm thấy tồn tại rất nhiều nhược điểm trong giảng dạy cũng như hoạt động vui chơi, luyện tập của học sinh như:
- Khi vẽ sân chơi xuống nền bê tông sẽ cố định, không lưu động được. Trong khi học thể dục ngoài trời lớp học phải di chuyển liên tục để học sinh không phải đứng ngoài nắng, mỗi khi di chuyển như vây lại phải vẽ lại sân chơi mất rất nhiều thời gian.
- Nền sân bê tông các vạch kẻ nhanh bị phai mờ, một giờ học có thể phải vẽ lại nhiều lần học sinh mới có thể thực hiện được.
- Nền sân bóng thì không thể vẽ được trò chơi cho học sinh chơi.
- Khi chạy, nhảy, đi trên nền bê tông dễ gây ra những chấn thương nhẹ, trầy xước cho học sinh vì nền dễ trượt, bê tông rất cứng.
- Khi học sinh chống tay xuống đất thực hiện trò chơi con sâu đo tay, chân, rất bẩn. Ảnh hưởng tới vệ sinh thân thể, ảnh hưởng tới những tiết học sau của các em.
- Trong quá trình học, luyện tập và chơi nhiều học sinh không tự tin đi, bật nhảy vì nền sân cứng, vạch mờ…ảnh hưởng tới tâm lí khi chơi.
Những nhược điểm trên đã ảnh hưởng lớn đến công tác giảng dạy của giáo viên cũng như việc học tập vui chơi của học sinh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Bộ đồ dùng dạy học tạo hứng thú cho học sinh chơi trò chơi nhảy ô tiếp sức, trò chơi nhảy đúng nhảy nhanh và trò chơi con sâu đo của học sinh Tiểu học

sinh chơi trò chơi nhảy ô tiếp sức, trò chơi nhảy đúng nhảy nhanh và trò chơi con sâu đo của học sinh Tiểu học” 2. Thực trạng: - Tình trạng của giải pháp đã biết: Một số trò chơi vận động được thể hiện trong sách giáo viên Thể dục Tiểu học như: Đi vượt chướng ngại vật thấp, trò chơi nhảy đúng nhảy nhanh, trò chơi nhảy ô tiếp sức hay trò chơi con sâu đoTuy nhiên để phát huy tốt các trò chơi trên thì giáo viên phải tự biết thiết kế đồ dùng dạy học sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao. Điển hình là nội dung trò chơi “Nhảy đúng nhảy nhanh, trò chơi nhảy ô tiếp sức và trò chơi con sâu đo” trong Sách giáo viên Thể dục Lớp 3 (Trang 137) Hình 68, hình 69 (Trang 139) và Hình 54 Sách giáo viên lớp 4 (Trang 116) cho thấy: Việc kẻ vạch giới hạn và vẽ các ô vòng tròn, hình vuông xuống nền bê tông cho học sinh chơi tôi cảm thấy tồn tại rất nhiều nhược điểm trong giảng dạy cũng như hoạt động vui chơi, luyện tập của học sinh như: - Khi vẽ sân chơi xuống nền bê tông sẽ cố định, không lưu động được. Trong khi học thể dục ngoài trời lớp học phải di chuyển liên tục để học sinh không phải đứng ngoài nắng, mỗi khi di chuyển như vây lại phải vẽ lại sân chơi mất rất nhiều thời gian. - Nền sân bê tông các vạch kẻ nhanh bị phai mờ, một giờ học có thể phải vẽ lại nhiều lần học sinh mới có thể thực hiện được. - Nền sân bóng thì không thể vẽ được trò chơi cho học sinh chơi. - Khi chạy, nhảy, đi trên nền bê tông dễ gây ra những chấn thương nhẹ, trầy xước cho học sinh vì nền dễ trượt, bê tông rất cứng. - Khi học sinh chống tay xuống đất thực hiện trò chơi con sâu đo tay, chân, rất bẩn. Ảnh hưởng tới vệ sinh thân thể, ảnh hưởng tới những tiết học sau của các em. - Trong quá trình học, luyện tập và chơi nhiều học sinh không tự tin đi, bật nhảy vì nền sân cứng, vạch mờảnh hưởng tới tâm lí khi chơi. Những nhược điểm trên đã ảnh hưởng lớn đến công tác giảng dạy của giáo viên cũng như việc học tập vui chơi của học sinh. Hình 69: Trang 139 sách giáo viên lớp 3. 2 Hình 68: Trang 137 sách giáo viên Thể dục lớp 3. 4 cho phù hợp, ít tốn kém nhưng mang lại hiệu quả thiết thực hơn trong quá trình sử dụng và giảng dạy. Đồng thời bổ sung thêm cho thiết bị nhà trường những đồ dùng dạy học phù hợp, hiệu quả trong từng tiết dạy. 4. Mô tả bản chất của giải pháp: - Những nội dung đã được tôi cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã biết: Trong quá trình dạy, chơi trò chơi khi hướng dẫn học sinh chơi “trò chơi nhảy ô tiếp sức, trò chơi nhảy đúng nhảy nhanh và trò chơi con sâu đo”, thay vì kẻ, vẽ xuống nền sân bê tông như Sách giáo viên đã nêu, tôi đã đưa ra cách làm bộ đồ dùng tạo hứng thú cho học sinh chơi “trò chơi nhảy ô tiếp sức, trò chơi nhảy đúng nhảy nhanh và trò chơi con sâu đo” hiệu quả hơn mà chỉ cần sử dụng các vật liệu sẵn có, vật liệu đã qua sử dụng, vật liệu rẻ tiền như: Tấm thảm đã qua sử dụng, sơn màu, cụ thể như sau: Bước 1. Chuẩn bị nguyên vật liệu gồm: 1 tấm thảm dài 5 mét, rộng 1 mét (dùng dể làm tấm lót nền) 1 hộp sơn màu trắng dùng để kẻ vạch giới hạn và tô hình bàn chân phải, 1 cái thước gỗ dùng để kẻ các vạch thẳng, một cái cọ dùng để kẻ . Hình 1: Nguyên vật liệu. 6 Bước 2.3/ Đánh số thứ tự 2,4 sơn màu trắng. Hình 4: Đánh số 2,4 8 Vạch giới Ô vông hạn Vạch giới hạn Hình 6: Đồ dùng nhảy đúng nhảy nhanh. 10 Bước 2.6/ Đối với trò chơi con sâu, đo sử dung hết tấm thảm để các em chống tay chơi: Hình 8: Dùng cho trò chơi con sâu đo Bước 3. - Cách sử dụng đồ dùng: Khi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Nhảy ô tiếp sức” giáo viên phải nêu quy định cho học sinh chân phải nhảy vào ô số 1 trước. 12 - Cách sử dụng đồ dùng trò chơi con sâu đo: Thay vì học sinh phải chống tay, quỳ gối xuống đất để mô phỏng hình con sâu đo bò từ vạch giới hạn này sang vạch giới hạn kia. Thì nay giáo viên cho các em thực hiện trên tấp thảm vừa sạch sẽ lại vừa thẩm mỹ. 14 5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: + Áp dụng cho nội dung học “Trò chơi nhảy ô tiếp sức, trò chơi nhảy đúng nhảy nhanh và trò chơi con sâu đo” + Có sự chấp thuận của Ban giám hiệu Nhà trường. + Chi phí mua vật liệu để làm đồ dùng này rất thấp có thể tận dụng được từ các vật liệu đã sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất hằng ngày. STT Tên vật liệu Số lượng Đơn vị tính Thành tiền 1 1 tấm thảm 01 Tấm 1 x 200.000đ = 200.000đ 2 1/2 ký sơn 1 hộp Hộp 1kg x 65.000đ = 65.000đ 3 1 cây cọ 1 cây cây 1 x 5000đ = 5000đ 4 1 cái thước gỗ 01 Cái 1 x 20.000 = 20.000đ Tổng cộng Tông = 290.000đ - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: + Khi áp dụng sáng kiến sẽ hạn chế được những chấn thương nhẹ không đáng có trong quá trình học tập của học sinh. + Khi áp dụng vào giảng dạy, vui chơi học sinh hào hứng khi chơi không tốn thời gian phải kẻ vẽ sân chơi nhiều lần. + Trên một tấm thảm có thể làm và sử dụng được cho nhiều trò chơi. + Khi chưa tự làm đồ dùng dạy học này trong quá trình giảng dạy trò chơi: “Nhảy ô tiếp sức, trò chơi nhảy đúng nhảy nhanh và trò chơi con sâu đo” phải tốn nhiều thời gian để bố trí nơi kẻ, vẽ sân chơi, phải liên tục vẽ lại sân chơi vì bị mờ các vạch. Khi áp dụng sáng kiến này thì việc tổ chức nội dung chơi “Nhảy ô tiếp sức, trò chơi nhảy đúng nhảy nhanh và trò chơi con sâu đo” trở nên đơn giản, nhẹ nhàng có thể dễ dàng di chuyển đồ dùng, sử dụng xong có thể cuộn lại rất dễ dàng. + Sau khi dạy thực nghiệm với thiết bị “Trò chơi Nhảy ô tiếp sức, trò chơi nhảy đúng nhảy nhanh và trò chơi con sâu đo” để tổ chức học tập trong môn Giáo dục thể chất ở năm học 2020 – 2021. Đã không có trường hợp học sinh nào bị chấn thương, tay chân, quần áo không bi dơ bẩn như trước kia nữa. + Thiết bị này có thể dễ dàng di chuyển khi học sinh học ở sân bóng. Thiết bị vừa rẻ và có thể sử dụng các vật liệu sẵn có đã qua sử dụng. 16 con sâu đo” khối 3 và khối 4. 4 Học sinh khối 3 Trường Tiểu Học Tham gia áp dụng đến khối 4. học thị trấn sinh sáng kiến Lộc Ninh B Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Lộc Ninh, ngày 10 tháng 4 năm 2022 Người nộp đơn Nguyễn Thị Khỏe Thủ trưởng Đơn vị nhận xét và xác nhận (Ký tên, đóng dấu) 18
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_bo_do_dung_day_hoc_tao_hung_thu_cho_ho.doc