Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tạo hứng thú qua phân môn Tập làm văn nhằm phát triển năng lực nói và viết cho học sinh Lớp 4

Ngày nay do khoa học công nghệ ngày càng được phát triển nhanh dẫn đến sự bùng nổ thông tin. Thực tế đó đã có sự ảnh hưởng lớn đến việc dạy học ở trường, đòi hỏi phải không ngừng đổi mới và hiện đại hóa nội dung dạy học. Quá trình dạy học hiện nay đang tồn tại mâu thuẫn lớn giữa khối lượng và tính chất: nội dung dạy học ngày càng phong phú đa dạng, hiện đại, yêu cầu dạy học ngày càng cao nhưng thời gian học tập trong nhà trường có hạn, các phương pháp dạy học đã lỗi thời và lạc hậu.

Trong môn Tiếng Việt, Tập làm văn là phân môn có tính tổng hợp, sáng tạo và thể hiện đậm nét dấu ấn cá nhân. Dạy Tập làm văn là dạy cho học sinh hình thành và phát triển năng lực nghe, nói, đọc, viết. Trong đó, năng lực nói và viết rất quan trọng.

Thực tế dạy học cho thấy, học sinh lớp 4 rất thụ động trong việc học phân môn Tập làm văn. Bên cạnh đó, năng lực nói và viết của học sinh trong phân môn này chưa thật sự được chú trọng. Giáo viên chỉ tập trung xây dựng dàn bài cho học sinh viết văn, chưa có biện pháp cụ thể để tạo hứng thú, phát triển năng lực nói và viết cho học sinh. Từ đó, học sinh có cảm giác nhàm chán, bị động trong giờ học, dẫn đến kết quả học tập không cao, không đạt được hiệu quả cần thiết.

Vì thế, để nâng cao chất lượng dạy học tôi đã nghiên cứu đề tài “Biện pháp tạo hứng thú qua phân môn Tập làm văn nhằm phát triển năng lực nói và viết cho học sinh lớp 4”

docx 12 trang Trúc Vân 02/12/2024 320
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tạo hứng thú qua phân môn Tập làm văn nhằm phát triển năng lực nói và viết cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tạo hứng thú qua phân môn Tập làm văn nhằm phát triển năng lực nói và viết cho học sinh Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tạo hứng thú qua phân môn Tập làm văn nhằm phát triển năng lực nói và viết cho học sinh Lớp 4
 NỘI DUNG BÁO CÁO
 BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ QUA PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN
 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NÓI VÀ VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 4
 I. MỞ ĐẦU
 1. Lí do lựa chọn biện pháp
 Ngày nay do khoa học công nghệ ngày càng được phát triển nhanh dẫn đến sự 
bùng nổ thông tin. Thực tế đó đã có sự ảnh hưởng lớn đến việc dạy học ở trường, đòi 
hỏi phải không ngừng đổi mới và hiện đại hóa nội dung dạy học. Quá trình dạy học 
hiện nay đang tồn tại mâu thuẫn lớn giữa khối lượng và tính chất: nội dung dạy học 
ngày càng phong phú đa dạng, hiện đại, yêu cầu dạy học ngày càng cao nhưng thời 
gian học tập trong nhà trường có hạn, các phương pháp dạy học đã lỗi thời và lạc hậu. 
 Trong môn Tiếng Việt, Tập làm văn là phân môn có tính tổng hợp, sáng tạo và 
thể hiện đậm nét dấu ấn cá nhân. Dạy Tập làm văn là dạy cho học sinh hình thành và 
phát triển năng lực nghe, nói, đọc, viết. Trong đó, năng lực nói và viết rất quan trọng.
 Thực tế dạy học cho thấy, học sinh lớp 4 rất thụ động trong việc học phân môn 
Tập làm văn. Bên cạnh đó, năng lực nói và viết của học sinh trong phân môn này 
chưa thật sự được chú trọng. Giáo viên chỉ tập trung xây dựng dàn bài cho học sinh 
viết văn, chưa có biện pháp cụ thể để tạo hứng thú, phát triển năng lực nói và viết cho 
học sinh. Từ đó, học sinh có cảm giác nhàm chán, bị động trong giờ học, dẫn đến kết 
quả học tập không cao, không đạt được hiệu quả cần thiết.
 Vì thế, để nâng cao chất lượng dạy học tôi đã nghiên cứu đề tài “Biện pháp tạo 
hứng thú qua phân môn Tập làm văn nhằm phát triển năng lực nói và viết cho học 
sinh lớp 4”
 2. Đối tượng áp dụng
 - Học sinh lớp 4 trường Tiểu học Trần Hưng Đạo – quận Lê Chân – thành phố 
Hải Phòng.
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP
 2 + Phần lớn học sinh được định hướng tìm hiểu trước dàn ý và được giáo viên 
cung cấp, mở rộng về từ ngữ để học sinh làm được một đoạn văn hoàn chỉnh .
 + Một số em học lực tốt biết biểu đạt cảm xúc trong đoạn văn, ngôn từ ngắn 
gọn, hàm xúc.
 b. Khó khăn:
 + Qua thực tế bài làm của học sinh, tôi thấy chất lượng bài viết của học sinh 
chưa cao, một số em có chịu khó tìm tòi, suy nghĩ, chọn lọc để viết ra những câu văn 
nhưng chưa có nhiều sáng tạo vì các em tiếp thu kiến thức một cách thụ động mà 
không có sự đầu tư, lồng ghép hiểu biết cảm xúc của mình để làm văn.
 + Học sinh lười đọc, ít được trải nghiệm thực tế nên không có vốn hiểu biết.
 + Trình tự chưa hợp lí, chọn lọc chi tiết chưa tiêu biểu, đặc sắc, thiếu từ ngữ, 
học sinh thiếu sự tưởng tượng, ít cảm xúc về đối tượng, cách diễn đạt chưa mạch lạc. 
Đa số học sinh còn lạm dụng quá nhiều vào bài văn mẫu, đặc biệt là học sinh hiểu 
nhưng lại không diễn đạt được.
 + Nhiều học sinh khi làm bài văn cảm thấy khó, thấy bí, không biết viết gì, nói 
gì, một số em thường ngại làm văn hoặc chỉ làm cho xong mà không cần biết bài viết 
của mình đúng hay sai, thiếu hay đủ.
 + Học sinh không có hứng thú nên còn luyện tập quá ít, các kĩ năng chưa hình 
thành nhưng vẫn phải sử dụng vào viết văn. Vì thế gây ra nhiều lỗi không đáng có.
 + Thời gian 40 phút cho một tiết Tập làm văn để học sinh đạt mục tiêu bài là 
khó.
 Từ thực tế đó, tôi thấy mình cần phải lựa chọn và vận dụng các biện pháp tạo 
hứng thú qua phân môn Tập làm văn nhằm phát triển năng lực đọc và viết cho học 
sinh lớp 4 
 3. Nội dung biện pháp
 3.1. Khơi gợi hứng thú thông qua một số hình thức dạy học tích cực
 a. Tổ chức dạy học thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
 4 phẩm chất, năng lực cần thiết như: rèn kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, tình yêu 
thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường,... 
 Như vậy có thể thấy, việc tổ chức dạy học Tập làm văn thông qua hoạt động 
trải nghiệm là một quá trình lâu dài, đòi hỏi giáp viên và phụ huynh phải định hướng 
cho các em, tạo cho các em cơ hội hòa nhập với thế giới thiên nhiên để bồi dưỡng, 
tích lũy kiến thức.
 b. Tổ chức trò chơi học tập 
 Cùng với học tập, chơi là nhu cầu không thể thiếu được của học sinh Tiểu học. 
Dù không còn là hoạt động chủ đạo song vui chơi vẫn giữ một vai trò rất quan trọng 
trong hoạt động sống của trẻ. Nếu biết tổ chức cho trẻ vui chơi một cách hợp lý thì đ
ều mang lại hiệu quả giáo dục. Áp dụng trò chơi học tập trong bài học không chỉ để 
thay đổi hình thức học tập mà nó còn là một hoạt động hấp dẫn đối với học sinh, giúp 
học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác, tích cực. Bên cạnh đó còn giúp các em 
củng cố, khắc sâu kiến thức, phát triển vốn kinh nghiệm được tích lũy qua các hoạt đ
ộng chơi.
 * Trò chơi Đóng vai
 Đây là một trò chơi rất có lợi thế trong văn kể chuyện lớp 4. Hình thức học tập 
này giúp không khí của tiết học trở nên vui vẻ, thú vị nhờ những chi tiết ngộ nghĩnh, 
hài hước do những “diễn viên nhí” tạo nên. 
 Ví dụ 1: Với đề bài: Kể lại câu chuyện Nàng tiên ốc kết hợp tả ngoại hình nhân 
vật, trước khi viết bài, giáo viên học sinh đóng vai kể lại câu chuyện. Học sinh được 
nhập vai thành các nhân vật để thể hiện lại câu chuyện với khả năng sáng tạo của 
mình. Khi đặt mình vào nhân vật, học sinh sẽ hiểu rõ hơn về hành động, suy nghĩ, 
tính cách của nhân vật. Từ đó, học sinh ghi nhớ kĩ từng sự việc, kết hợp với tả ngoại 
hình dựa theo tính cách của nhân vật. Thông qua trò chơi, học sinh được rèn kĩ năng 
nói (đóng vai, giao tiếp giữa các nhân vật trong truyện), kĩ năng viết văn kể chuyện 
kết hợp miêu tả ngoại hình nhân vật.
 * Trò chơi Con số may mắn
 6 việc cá nhân quan sát chú gấu bông rồi ghi lại kết quả quan sát được vào phần giấy 
của mình. Sau đó cả nhóm thống nhất chọn những đặc điểm nổi bật của con gấu bông 
để viết vào phần giấy chung ở giữa. 
 Ví dụ 2: Áp dụng sơ đồ tư duy trong bước tìm ý và lập dàn ý bài văn tả con vật. 
Giáo viên chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm có 6 thành viên. Học sinh liệt kê các 
bộ phận chính, hoạt động của con vật mình định tả bằng sơ đồ trên giấy A3. Học sinh 
đánh số thứ tự các ý trên sơ đồ rồi dựa vào đó diễn đạt các ý thành câu văn.
 Như vậy, với hình thức tổ chức dạy học theo nhóm, mỗi học sinh đều được 
phát triển năng lực nói bằng cách đưa ra ý kiến của riêng mình, đồng thời thể hiện 
khả năng tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức của các em (phát triển năng lực viết, tư 
duy logic)
 3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học
 Việc vận dụng các hình thức tổ chức dạy học tích cực trong đó có tổ chức hoạt 
động trải nghiệm cho học sinh là hết sức thiết thực. Tuy nhiên, trong trường hợp thời 
tiết không thuận lợi, không thể thực hiện trải nghiệm ngoài không gian lớp học, giáo 
viên vẫn tiến hành cho học sinh trải nghiệm thông qua phim, ảnh. Giáo viên luôn là 
người chủ động trong việc sưu tầm tư liệu, hình ảnh sống động để dễ dàng thiết kế 
giáo án điện tử ứng dụng phần mềm trình chiếu Powerpoint trong dạy học.
 Ví dụ: Với đề văn miêu tả con vật. Giáo viên cho HS quan sát những hình ảnh 
con vật ngộ nghĩnh, xem video con mèo vờn chuột, học sinh quan sát kĩ hành động 
của con mèo để thực hành viết đoạn văn miêu tả ngoại hình, hành động của con mèo.
 3.3. Đổi mới cách ra đề tập làm văn
 Cách ra đề đơn điệu, chung chung không còn phù hợp với học sinh. Giáo viên 
có thể thay đổi cách ra đề rõ ràng, gần gũi, có tính ứng dụng, liên hệ thực tế cao để 
kích thích sự tò mò, hứng thú của học sinh. 
 Ví dụ : 
 - Với văn miêu tả cây hoa, giáo viên có thể ra đề như sau: 
 8 1.1. Đối tượng thực nghiệm:
 Học sinh lớp 4A4 Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo 
 1.2. Nội dung thực nghiệm
 Tiến hành thực nghiệm áp dụng các hình thức dạy học tích cực, trò chơi học 
tập, đổi mới cách ra đề văn trong phân môn Tập làm văn lớp 4.
 1.3. Phương pháp thực nghiệm
 Phương pháp nghiên cứu lí luận (đọc tài liệu)
 Phương pháp đàm thoại
 Phương pháp khảo sát, điều tra: lắng nghe ý kiến của học sinh
 Phương pháp trực quan.
 Phương pháp thống kê, đối chiếu.
 2. Tiến hành thực nghiệm
 Tiến hành thực nghiệm với 47 học sinh lớp 4A4
 3. Đánh giá kết quả thực nghiệm
 Sau khi áp dụng các biện pháp, tôi nhận thấy học sinh đã tích cực, hứng thú 
hơn khi học phân môn Tập làm văn. 
 Tổng số Tích cực học tập Bình thường Không tích cực học tập
 HS SL % SL % SL %
 47 29 61,7% 13 27,6% 5 10,7%
 Đây là kết quả bước đầu mà bản thân tôi thiết nghĩ mình cần phải có những 
biện pháp, những kinh nghiệm có giá trị hơn nữa để tạo hứng thú cho học sinh trong 
phân môn Tập làm văn nhằm phát triển năng lực nói và viết của các em.
 IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
 1. Ưu điểm, hạn chế của biện pháp
 * Ưu điểm: 
 10 - Nhân rộng: Có thể áp dụng vào các phân môn khác và nhân rộng ra cấp trường, 
 quận, thành phố. 
 Trên đây là biện pháp mà tôi đã áp dụng nhằm tạo hứng thú, phát triển năng lực nói 
 và viết cho học sinh trong phân môn Tập làm văn lớp 4. Mặc dù rất cố gắng nhưng biện 
 pháp tôi đưa ra không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các 
 thầy cô giáo để biện pháp của tôi hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! 
 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
 STT Tên tài liệu Tác giả
 1 Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 4 tập 1, tập 2 NXB Giáo dục Việt Nam
 2 Rèn kĩ năng Tập làm văn lớp 4 tập 1, tập 2 Lê Ngọc Diệp ( Chủ biên )
 3 Bồi dưỡng năng lực Tập làm văn 4 Võ Thị Hoài Tâm
 Quận Lê Chân, ngày tháng năm 2023
 Xác nhận của BGH TÁC GIẢ
 Cao Thị Linh Chi
 12

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_tao_hung_thu_qua_phan_mon_ta.docx