Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Lớp 4 theo Chương trình GDPT 2018
Những hoạt động ngoài giờ lên lớp là cơ hội để các em bộc lộ cá tính, năng khiếu, sở trường. Đồng thời, có tác dụng hình thành thói quen hợp tác, tương trợ, học tập lẫn nhau. Hoạt động ngoài giờ lên lớp là môi trường thực hành, luyện tập rất tốt để củng cố kiến thức, kĩ năng, hành vi đạo đức, giáo dục tinh thần tập thể, ý thức cộng đồng, đoàn kết tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Tạo cơ hội để học sinh giao lưu, hợp tác, tự khẳng định và tích lũy kinh nghiệm, làm phong phú vốn sống qua đó tự điều chỉnh hành vi ứng xử. Nó còn là điều kiện để học sinh thường xuyên luyện tập hình thành thói quen hành vi đúng chuẩn mực, tích hợp giáo dục các kĩ năng sống cơ bản ở mức phù hợp với lứa tuổi như: giao tiếp, tự nhận thức, giải quyết vấn đề, ra quyết định... Thông qua việc trực tiếp tham gia các hoạt động học sinh bộc lộ ý thức đạo đức, lối sống của mình. Từ đó, giáo viên phát hiện giúp học sinh phát huy những đức tính tốt, kịp thời uốn nắn, sửa chữa những đức tính lệch lạc, chưa hoàn thiện. Do đó, để đạt kết quả tốt trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, cần phải tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
* Bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại, bất cập:
Khi thực hiện hoạt động trải nghiệm sáng tạo, người tổ chức còn thụ động, lúng túng, thiếu kinh nghiệm thực tế dẫn đến nhiều thiếu sót trong khâu chuẩn bị, tổ chức thực hiện; hình thức tổ chức đơn điệu gây nhàm chán, không thu hút được học sinh tham gia hoặc tham gia theo kiểu bị bắt buộc, theo phong trào hoặc có tham gia các sân chơi nhưng còn nhiều hạn chế.
Một số giáo viên còn ngại hoạt động, không muốn mất thời gian rèn luyện các kĩ năng sống cho học sinh mà chủ yếu tập trung vào các hoạt động dạy học chính khóa.
Mặt khác, phụ huynh học sinh mơ hồ về mục đích, ý nghĩa của hoạt động nên thiếu sự đồng thuận và đồng hành với hoạt động.
Để giải quyết được vấn đề này thì việc tìm ra những một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm sáng tạo thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa hoạt động trải nghiệm sáng tạo của đơn vị, tạo phong trào hoạt động cho thiếu nhi ngày càng đa dạng hơn, phong phú hơn, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.
Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học là vấn đề cần được quan tâm đúng mức, nhằm phát triển những phẩm chất, nhân cách, kỹ năng sống, năng lực tâm lý xã hội giúp các em có thể thích nghi, thích ứng với xã hội, làm chủ bản thân, biết sống tích cực và hạnh phúc... tạo phong trào hoạt động cho học sinh ngày càng đa dạng hơn, phong phú hơn, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục. Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó, tôi đã chọn viết sáng kiến “Biện pháp nâng cao hiệu quả Hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 4 theo Chương trình GDPT 2018.”
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Lớp 4 theo Chương trình GDPT 2018
kết quả của sự tương tác giữa con người và thế giới, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Sáng tạo là biểu hiện của tài năng trong những lĩnh vực đặc biệt nào đó, là năng lực tiếp thu tri thức, hình thành ý tưởng mới và muốn xác định được mức độ sáng tạo cần phải phân tích các sản phẩm sáng tạo. Sáng tạo được hiểu là hoạt động của con người nhằm biến đổi thế giới tự nhiên, xã hội phù hợp với các mục đích và nhu cầu của con người trên cơ sở các quy luật khách quan của thực tiễn, đây là hoạt động đặc trưng bởi tính không lặp lại, tính độc đáo và tính duy nhất. Sáng tạo là một thuộc tính nhân cách tồn tại như một tiềm năng ở con người. Tiềm năng sáng tạo có ở mọi người bình thường và được huy động trong từng hoàn cảnh sống cụ thể Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các năng lực và tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân. * Ưu điểm của giải pháp: Những hoạt động ngoài giờ lên lớp là cơ hội để các em bộc lộ cá tính, năng khiếu, sở trường. Đồng thời, có tác dụng hình thành thói quen hợp tác, tương trợ, học tập lẫn nhau. Hoạt động ngoài giờ lên lớp là môi trường thực hành, luyện tập rất tốt để củng cố kiến thức, kĩ năng, hành vi đạo đức, giáo dục tinh thần tập thể, ý thức cộng đồng, đoàn kết tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Tạo cơ hội để học sinh giao lưu, hợp tác, tự khẳng định và tích lũy kinh nghiệm, làm phong phú vốn sống qua đó tự điều chỉnh hành vi ứng xử. Nó còn là điều kiện để học sinh thường xuyên luyện tập hình thành thói quen hành vi đúng chuẩn mực, tích hợp giáo dục các kĩ năng sống cơ bản ở mức phù hợp với lứa tuổi như: giao tiếp, tự nhận thức, giải quyết vấn đề, ra quyết định... Thông qua việc trực tiếp tham gia các hoạt động học sinh bộc lộ ý thức đạo đức, lối sống của mình. Từ 2 III. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN: III.1. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến: 1. Giải pháp 1: Giáo viên phải nắm chắc mục đích, ý nghĩa, yêu cầu và các hình thức tổ chức hoạt động. Hoạt động trải nghiệm trong nhà trường cần được hiểu là hoạt động có động cơ, có đối tượng để chiếm lĩnh, được tổ chức bằng các việc làm cụ thể của học sinh, được thực hiện trong thực tế, được sự định hướng, hướng dẫn của nhà trường. Đối tượng để trải nghiệm nằm trong thực tiễn. Qua trải nghiệm thực tiễn, người học có được kiến thức, kĩ năng, tình cảm và ý chí nhất định. Sự sáng tạo sẽ có được khi phải giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn phải vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có để giải quyết vấn đề, ứng dụng trong tình huống mới, không theo chuẩn đã có, hoặc nhận biết được vấn đề trong các tình huống tương tự, độc lập nhận ra chức năng mới của đối tượng, tìm kiếm và phân tích được các yếu tố của đối tượng trong các mối tương quan của nó, hay độc lập tìm ra giải pháp thay thế và kết hợp được các giải pháp đã biết để đưa ra hướng giải quyết mới cho một vấn đề. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong từng môn học được hiểu là sự vận dụng kiến thức đã học và áp dụng trong thực tế đời sống đối với một đơn vị (một phần kiến thức) nào đó, giúp học sinh phát hiện, hình thành, củng cố kiến thức một cách sáng tạo và hiệu quả. Các hoạt động này được thực hiện trong lớp học, ở trường, ở nhà hay tại bất kỳ địa điểm nào phù hợp. Với yêu cầu tất cả học sinh đều được tham gia đầy đủ các bước khi tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo là nhiệm vụ mới mẻ, khó khăn nên giáo viên còn rất lúng túng trong khâu xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện. Do vậy cần tổ chức tập huấn để mỗi giáo viên nắm chắc mục đích, ý nghĩa, yêu cầu và các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm là rất cần thiết. 2. Giải pháp 2: Hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu về Hoạt động trải nghiệm sáng tạo và nắm vững các bước của Hoạt động trải nghiệm 4 thành cho học sinh những kiến thức ở mức độ nào? (Khối lượng và chất lượng đạt được của kiến thức?) - Những kỹ năng nào có thể được hình thành ở học sinh và các mức độ của nó đạt được sau khi tham gia hoạt động? - Những thái độ, giá trị nào có thể được hình thành hay thay đổi ở học sinh sau hoạt động? Bước 3: Xác định nội dung và hình thức của hoạt động Mục tiêu có thể đạt được hay không phụ thuộc vào việc xác định đầy đủ và hợp lý những nội dung và hình thức của hoạt động. Trước hết, cần căn cứ vào từng chủ đề, các mục tiêu đã xác định, các điều kiện hoàn cảnh cụ thể của lớp, của nhà trường và khả năng của học sinh để xác định các nội dung phù hợp cho các hoạt động. Cần liệt kê đầy đủ các nội dung hoạt động phải thực hiện, từ đó lựa chọn hình thức hoạt động tương ứng. Có thể trong một hoạt động nhưng có nhiều hình thức khác nhau được thực hiện đan xen hoặc trong đó có một hình thức nào đó là trung tâm, còn hình thức khác là phụ trợ Bước 4: Chuẩn bị hoạt động Trong bước này, cả giáo viên và học sinh cùng tham gia công tác chuẩn bị. - Nắm vững các nội dung và hình thức hoạt động đã được xác định và dự kiến tiến trình hoạt động. - Dự kiến những phương tiện, điều kiện cần thiết để hoạt động có thể được thực hiện một cách có hiệu quả. Các phương tiện và điều kiện cụ thể là: + Các tài liệu cần thiết liên quan đến các chủ đề, phục vụ cho các hình thức hoạt động. + Các phương tiện hoạt động như phương tiện âm thanh, nhạc cụ, đạo cụ, phục trang, ánh sáng, tranh ảnh, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc, máy tính, máy chiếu projector, các loại bảng... + Phòng ốc, bàn ghế và các phương tiện phục vụ khác. 6 nắm vững khả năng mọi mặt, kể cả các tiềm năng có thể có, thấu hiểu từng mục tiêu và tính tóan tỉ mỉ việc đầu tư cho mỗi mục tiêu theo một phương án tối ưu. Bước 6: Thiết kế chi tiết hoạt động Trong bước này, cần phải xác định: - Có bao nhiêu việc cần phải thực hiện? - Các việc đó là gì? Nội dung của mỗi việc đó ra sao? - Tiến trình và thời gian thực hiện các việc đó như thế nào? - Các công việc cụ thể cho các tổ, nhóm, các cá nhân - Yêu cầu cần đạt được của mỗi việc. Bước 7: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động - Rà soát, kiểm tra lại nội dung và trình tự của các việc, thời gian thực hiện cho từng việc, xem xét tính hợp lý, khả năng thực hiện và kết quả cần đạt được. - Nếu phát hiện những sai sót hoặc bất hợp lý ở khâu nào, bước nào, nội dung nào hay việc nào thì kịp thời điều chỉnh. - Cuối cùng, hoàn thiện bản thiết kế chương trình hoạt động và cụ thể hóa chương trình đó bằng văn bản. Đó là giáo án ( kịch bản) tổ chức hoạt động. 3. Giải phải 3: Xây dựng và rèn luyện các kĩ năng cơ bản cho học sinh và duy trì tốt hoạt động của Hội đồng tự quản lớp Giáo viên cần phải hướng dẫn, rèn luyện sao cho các em có các kĩ năng như: kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng lắng nghe và phản hồi tích cực, kĩ năng ghi chép, thu thập xử lí thông tin, kĩ năng ra quyết định... Việc rèn luyện các kĩ năng này sẽ giúp học sinh làm việc tích cực, hiệu quả hơn trong các hoạt động. Giáo viên cần mạnh dạn giao việc cho Hội đồng tự quản thực hiện các nhiệm vụ quản lí lớp, duy trì tổ chức sinh hoạt lớp, giờ chào cờ đầu tuần; khuyến khích các em tích cực tham gia trang trí lớp, tự tổ chức các hoạt động vui chơi, đăng kí tham gia các câu lạc bộ, tránh làm thay, làm hộ học sinh. Giáo viên chỉ đóng vai trò là người tư vấn giúp đỡ. Làm như vậy các em mới có cơ hội bộc lộ 8 5. Giải pháp 5: Làm tốt công tác tham mưu, đề xuất, phối hợp và chuẩn bị đủ đồ dùng dạy học. Nhà trường cũng như mỗi giáo viên cần chủ động đề xuất, phối hợp, liên kết với nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn, tổng phụ trách Đội, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, Hội Khuyến học, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở địa phương,... Các cơ sở như khu di tích lịch sử, khu văn hóa, cơ quan, công trường, nhà vườn, khu chăn nuôi, đồng ruộng... hoặc ở mỗi gia đình đều có thể là địa điểm lí tưởng để học sinh được thực hành, trải nghiệm sáng tạo. - Bắt buộc phải có đồ dùng dạy học - HS khám phá thế giới tự nhiên và xã hội thông qua các hoạt động học. - Không lệ thuộc nhiều vào sách giáo khoa mà hướng theo chủ đề, GV sử dụng nhiều tài liệu từ nguồn internet và lựa chọn cách thức tiến hành hoạt động dạy học dựa theo năng lực của học sinh trong lớp. - Không gian học tập được mở rộng (trong lớp, ngoài sân hoặc ngoài khuôn viên của trường ). Tuy nhiên không gian học tập cần rộng rãi. - Tăng cường thời gian thực hành III. 2. Tính mới, tính sáng tạo: Đề tài được xây dựng dựa trên thực tế tổ chức các hoạt động, không sao chép từ các giải pháp, sáng kiến đã có trước đây. Chưa được áp dụng rộng rãi, chưa bộc lộ công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kĩ thuật đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện được ngay. Không trùng với các giải pháp, sáng kiến của người khác. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục thực hiện nhằm góp phần giáo dục toàn diện học sinh về đức, trí, thể, mĩ. Đó không chỉ là điều kiện để mỗi học sinh được thể hiện mà các em còn được giao lưu học hỏi, được trải nghiệm sáng tạo, thân thiện với môi trường sống... 10 đến việc “Giáo dục kĩ năng sống” cho học sinh. Giáo dục kĩ năng sống qua Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là rất cần thiết và hoàn toàn khả thi vì giáo dục kĩ năng sống đã, đang và sẽ là xu thế tất yếu của giáo dục. Đây là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông mới. Đối với học sinh được tham gia Hoạt động trải nghiệm sáng tạo, các em phấn khởi, mạnh dạn, tự tin, tự giải quyết vấn đề và có nhiều sáng tạo mới trong học tập và sinh hoạt hàng ngày. Học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn, từ đó, hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân. Học sinh đã hòa nhập với bạn bè, hiểu biết và ứng xử phù hợp với những tình huống thực tiễn trong cuộc sống...Từ đó biết điều chỉnh, tiếp thu những giá trị tích cực của cuộc sống tạo nên sự thân thiện với tập thể bạn bè, thầy cô, gia đình và xã hội. Các em có những kĩ năng sống cơ bản. Các em biết xác định những mục tiêu của cuộc sống hiện tại và tương lai. Đồng thời định hướng cho các em rèn luyện để trở thành những công dân hữu ích trong tương lai, giàu lòng yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng cống hiến tài năng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. III.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp. Các biện pháp của đề tài dễ thực hiện, không tốn thời gian và tiết kiệm được chi phí. *Đối với học sinh: Qua việc thực hiện các biện pháp trên, đến hết học kì I, tôi nhận thấy các em có tiến bộ rõ rệt. Hầu hết các em đều tỏ ra thích thú với môn học. Rất nhiều em thể hiện rõ năng lực của mình qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Các em tiếp thu kiến thức mới một cách dễ dàng và khó quên, các em đã áp dụng được bài học vào thực tiễn cuộc sống như: nói lời thân thiện, lời chào, cảm ơn, xin lỗi, hay những lời yêu cầu, đề nghị lịch sự; các em biết 12 Từ chỗ thay đổi nhận thức trên cộng với sự trưởng thành về mọi mặt của HS phụ huynh bắt đầu tin yêu, ủng hộ hoạt động của nhà trường; tạo điều kiện cho HS tham gia hoạt; động tích cực động viên về tinh thần, hỗ trợ về kinh phí cho tổ chức hoạt động. Trên đây là một số giải pháp mà cá nhân tôi đã áp dụng. Các giải pháp mà tôi trình bày không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, của Hội đồng thẩm định sáng kiến, của bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tôi hoàn thiện hơn và được áp dụng rộng rãi vào thực tiễn. CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (xác nhận) ..................................................................... ..................................................................... Khúc Thị Lan Phương 14 Chào cờ Đội Đại hội Chi đội 4C Ngày Hội STEM Đọc và làm theo báo Đội 16 Trải nghiệm gói bánh chưng 18 - 06h 15’: Học sinh tập trung tại sân trường theo vị trí xe, nghe phổ biến nội dung chương trình, điểm danh quân số, phát mũ + thẻ đeo ngực cho học sinh. - 06h30’: Xe khởi hành chuyến thăm quan học tập tại Hải Phòng. Trên xe học sinh nghe anh chị HDV giới thiệu những nơi các em đi qua, tham gia trò chơi có thưởng trên xe. - 07h30’: Tới Quần thể Bạch Đằng Giang, các anh chị HDV dẫn các em đi thăm đền thờ Đức vua Ngô Quyền, đền thờ Hoàng Đế Lê Đại Hành, đền thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, chùa Trúc Lâm, đền Mẫu, đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quảng trường chiến thắng. - 11h00’: Học sinh tập trung lên xe, điểm danh quân số. Xe đưa đoàn tới nhà hàng ăn trưa, nghỉ ngơi. • 13h10’: Sau bữa trưa, xe tiếp tục đưa các bạn học sinh đến khu tưởng niệm vương triều nhà Mạc- đây là quần thể di tích lịch sử - khảo cổ, là kinh đô đầu tiên của người dân vùng biển do nhà Mạc dựng lên. • Tham quan Khu chính điện của Từ đường gồm tiền điện (7 gian), thiêu hương (ống muống), hậu cung (5 gian). Tiếp đến là cầu qua hồ bán nguyệt vào Ngũ tiền môn được xem là “cánh cửa” của vương triều Mạc. Ngũ tiền môn gồm có nghi môn ngoại và nghi môn nội với cấu trúc 4 trụ, 3 gian, 2 tầng, 4 mái tạo nên một không gian linh thiêng, trang trọng. Hai tòa nhà giải vũ thuộc khu tưởng niệm nằm song song đối diện với nhau, đây là nơi du khách thập phương dừng chân nghỉ ngơi, sắp lễ trước lúc vào dâng hương ở chính điện. Theo quan niệm phương Đông, nhà giải vũ còn là nơi che mưa, che nắng cho con người, ý 20
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong.docx