Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao hiệu quả giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 3 theo chương trình GDPT 2018

Để phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ là mục tiêu của xã hội. Nghị quyết Trung ương II của Đảng đã khẳng định giáo dục là quốc sách hàng đầu. Chính vì vậy Đảng và nhân dân ta đã không ngừng quan tâm đến chất lượng giáo dục, đến việc đào tạo nhân tài cho đất nước.

Cùng với các môn học khác ở bậc Tiểu học, môn Toán có vai trò vô cùng quan trọng, nó giúp học sinh nhận biết được số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực, nhờ đó mà học sinh có những phương pháp, kĩ năng nhận thức một số mặt của thế giới xung quanh. Môn toán còn góp phần rèn luyện phương pháp suy luận, suy nghĩ đặt vấn đề và giải quyết vấn đề; góp phần phát triển óc thông minh, suy nghĩ độc lập, linh động, sáng tạo cho học sinh. Mặt khác, các kiến thức, kĩ năng môn toán ở tiểu học còn có nhiều ứng dụng trong đời sống thực tế.

Qua thực tế giảng dạy ở các khối lớp, đặc biệt năm nay tôi đứng lớp ở khối 3, tôi thấy: Toán có lời văn có vị trí rất quan trọng trong chương trình Toán ở trường tiểu học, vì:

+ Việc giải toán giúp học sinh củng cố, vận dụng và hiểu sâu hơn kiến thức về số học, đo lường, yếu tố đại số, các yếu tố hình học đã được học trong môn toán ở tểu học. Hơn thế nữa phần lớn các biểu tượng, khái niệm, quy tắc, tính chất toán học đều được học sinh tiếp thu qua con đường giải toán.

+ Thông qua nội dung thực tế đa dạng của bài toán, học sinh sẽ tiếp nhận được những kiến thức phong phú về cuộc sống và có điều kiện để rèn luyện khả năng áp dụng các kiến thức toán học vào cuộc sống.

+ Việc giải quyết bài toán còn đòi hỏi học sinh phải biết tự xem xét vấn đề, tự mình tìm tòi cách giải quyết vấn đề, tự mình thực hiện các phép tính, tự kiểm tra lại kết quả. Do đó giải toán là một cách tốt nhất để rèn luyện đức tính kiên trì, vượt khó, cẩn thận, chu đáo, yêu thích sự chặt chẽ, chính xác.

Đồng thời trong thực tế học tập của học sinh tiểu học, đặc biệt là các lớp đầu cấp việc giải toán còn có những khó khăn như: Khả năng phân tích đề của các em chưa cao, nhất là đối với các bài toán có những dữ liệu chưa rõ ràng, các em thường trình bày lời giải chưa chính xác, cách dẫn dắt lời giải hay sai, có khi các em còn rất ngại làm, ngại giải toán có lời văn.

Xuất phát từ những lí do trên, tôi nhận thấy việc giúp học sinh giải toán có lời văn lớp 3 là vấn đề rất cần thiết nên ngay từ đầu năm học( 2022 – 2023) khi được phân công dạy lớp 3 tôi đã trăn trở, suy nghĩ và mạnh dạn tìm hiểu về đề tài: “sử dụng phương pháp trải nghiệm trong giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 để tìm ra phương pháp thích hợp hướng dẫn học sinh thực hiện giải từng dạng toán và nhằm giúp cho việc giải toán có lời văn ở học sinh lớp 3 đạt kết quả cao.

Trong quá trình nghiên cứu sẽ không tránh khỏi thiếu sót, tôi rất mong được sự góp ý, nhận xét của Hội đồng khoa học, của các đồng nghiệp

Nghiên cứu và làm sáng tỏ một số khó khăn, tồn tại trong quá trình giải toán có lời văn ở lớp 3, cách thức dạy học về nội dung giải toán.

Tìm ra một số biện pháp cụ thể, nhằm hình thành và phát triển kĩ năng giải các bài toán có lời văn cho học sinh lớp 3.

Giúp học sinh lớp 3 biết cách giải và trình bày bài toán có lời văn, nắm chắc và thực hiện đúng quy trình bài toán.

Nghiên cứu tài liệu

Tìm hiểu thực trạng giảng dạy về chủ đề dạy giải toán có lời văn ở trường Tiểu học.

Cải tiến phương pháp dạy học về giải toán có lời văn.

Dạy thực nghiệm để kiểm nghiệm các giải pháp đề ra và đề xuất ý kiến về

dạy giải toán có lời văn

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu nội dung chương trình, SGK Toán 3. Đọc và tham khảo các tài liệu có liên quan đến dạy học môn toán ở tiểu học.

Phương pháp thực hành: Xây dựng và tổ chức các hình thức dạy học giải toán có lời văn.

Phương pháp điều tra: Điều tra bằng cách phỏng vấn giáo viên, học sinh. Kiểm tra kết quả học tập để thu thập thông tin, số liệu.

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Thông qua việc thiết kế các hình thức dạy học phần giải toán có lời văn và tổ chức các giờ học toán ở trên lớp, từ những kết quả đạt được tổng kết thành kinh nghiệm thực tiễn.

docx 21 trang Trúc Vân 02/12/2024 270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao hiệu quả giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 3 theo chương trình GDPT 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao hiệu quả giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 3 theo chương trình GDPT 2018

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao hiệu quả giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 3 theo chương trình GDPT 2018
 kiểm tralại kết quả. Do đó giải toán là một cách tốt nhất để rèn luyện đức tính 
kiên trì, vượt khó, cẩn thận, chu đáo, yêu thích sự chặt chẽ, chính xác.
 Đồng thời trong thực tế học tập của học sinh tiểu học, đặc biệt là các lớp 
đầu cấp việc giải toán còn có những khó khăn như: Khả năng phân tích đề của 
các em chưa cao, nhất là đối với các bài toán có những dữ liệu chưa rõ ràng, các 
em thường trình bày lời giải chưa chính xác, cách dẫn dắt lời giải hay sai, có khi 
các em còn rất ngại làm, ngại giải toán có lời văn.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi nhận thấy việc giúp học sinh giải toán có lời 
văn lớp 3 là vấn đề rất cần thiết nên ngay từ đầu năm học( 2022 – 2023) khi 
được phân công dạy lớp 3 tôi đã trăn trở, suy nghĩ và mạnh dạn tìm hiểu về đề 
tài: “sử dụng phương pháp trải nghiệm trong giải toán có lời văn cho học 
sinh lớp 3” để tìm ra phương pháp thích hợp hướng dẫn học sinh thực hiện giải 
từng dạng toán và nhằm giúp cho việc giải toán có lời văn ở học sinh lớp 3 đạt 
kết quả cao.
Trong quá trình nghiên cứu sẽ không tránh khỏi thiếu sót, tôi rất mong được sự 
góp ý, nhận xét của Hội đồng khoa học, của các đồng nghiệp
 Nghiên cứu và làm sáng tỏ một số khó khăn, tồn tại trong quá trình giải toán 
có lời văn ở lớp 3, cách thức dạy học về nội dung giải toán.
 Tìm ra một số biện pháp cụ thể, nhằm hình thành và phát triển kĩ năng giải 
các bài toán có lời văn cho học sinh lớp 3.
 Giúp học sinh lớp 3 biết cách giải và trình bày bài toán có lời văn, nắm chắc 
và thực hiện đúng quy trình bài toán.
 Nghiên cứu tài liệu 
 Tìm hiểu thực trạng giảng dạy về chủ đề dạy giải toán có lời văn ở trường 
Tiểu học.
 Cải tiến phương pháp dạy học về giải toán có lời văn.
 Dạy thực nghiệm để kiểm nghiệm các giải pháp đề ra và đề xuất ý kiến về
dạy giải toán có lời văn Với đặc điểm nhận thức như trên thì quá trình nhận thức môn Toán 
của học sinh tiểu học được phát triển qua hai giai đoạn:
- Giai đoạn đầu (Từ lớp 1 đến lớp 3):sự nhận thức còn mang tính trực quan.
- Giai đoạn hai (Từ lớp 4 đến lớp 5): các hoạt động tri giác phát triển và 
được hướng dẫn bởi các hoạt động nhận thức khác nên chính xác dần.
 Dựa vào đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học việc dạy học giải 
toán có lời văn nhằm mục đích rèn luyện và phát triển khả năng tư duy linh 
hoạt, sáng tạo, khả năng tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề, khả năng vận 
dụng những kiến thức đã học và những trường hợp có liên quan.
Môn Toán nói chung và môn Toán ở tiểu học nói riêng ngoài những đặc 
điểm chung của Toán học còn có những đặc điểm riêng:
a. Vào lớp 1, học sinh lần đầu tiên được tiếp xúc với môn Toán, cụ thể là 
được tiếp xúc với các đối tượng của môn Toán, các quan hệ Toán học, các 
phép toán của Toán học...Đó là cơ sở ban đầu để làm nền tảng cho quá 
trình học tập môn Toán sau này. Đặc biệt đó cũng là lần đầu tiên các em 
được làm quen và rèn luyện các thao tác tư duy trong môn Toán như: quan 
sát, so sánh, tổng hợp, chứng minh...vv.
b. Nội dung môn Toán ở tiểu học không có cấu trúc thành những phân môn 
riêng biệt như các bậc học trên mà nó là một môn học thống nhất: bao gồm 
những mặt kiến thức chủ yếu có mối quan hệ hữu cơ với nhau và lấy kiến 
thức số học làm kiến thức cốt lõi.
c. Cấu trúc nội dung môn Toán ở tiểu học quán triệt vào tư tưởng của Toán 
học hiện đại và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của học sinh tiểu 
học.
d. Các kiến thức, kỹ năng của môn Toán ở tiểu học được hình thành chủ 
yếu bằng thực hành, luyện tập và thường xuyên được ôn tập, củng cố phát 
triển, vận dụng trong học tập và trong đời sống. góp phần giáo dục cho các em ý trí vượt khó khăn, đức tính cẩn thận, chu 
đáo làm việc có kế hoạch, thói quen xem xét có căn cứ, thói quen tự kiểm 
tra kết quả công việc mình làm, óc độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo v.v...
 Năm học 2022-2023 tôi được phân công giảng dạy lớp 3A5 Trường 
 Tiểu học Điện Biên 2. Lớp 3A5 do tôi chủ nhiệm và giảng dạy có 41 học 
 sinh.
Trong đó:
- Con cán bộ công chức:27 em.
- Con gia đìnhlao động tự do:14 em.
- Nam: 21 em;nữ:20 em.
 Các em ở trong phường và rải rác trên toàn thành phố, có nhiều học sinh ở 
xa trường việc đi lại của các em gặp rất nhiều khó khăn điều đó cũng ảnh 
hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các em.
*Qua quá trình giảng dạy ở trường tiểu học, đặc biệt là được đứng lớp ở lớp 
3, tôi thấy: mặc dù mấy năm gần đây các nhà trường đã áp dụng phương 
pháp mới vào quá trình dạy học, học sinh được hoạt động nhiều hơn, khả 
năng tư duy, kĩ năng thực hành ở học sinh được phát triển nhiều hơn, xong 
ở các em vẫn còn một số hạn chế về năng lực tư duy, ở thói quen mà chưa 
thể khắc phục được:
- Một số học sinh vẫn còn tình trạng ghi nhớ máy móc, khả năng phân tích 
tổng hợp chưa cao, sự chú ý của các em còn dễbị chi phối, lôi cuốn vào trực 
giác gợi cảm bên ngoài, khả năng cảm nhận vào bản chất còn hạn chế. 
-Trong toán có lời văn thì thường là các em giải được những bài toán điển 
hình, bởi những bài toán này các em đã nắm được công thức tính cụ thể. 
Còn những bài toán không có dạng điển hình hoặc là đúng dạng nhưng phải 
qua một vài bước mới ứng dụng được công thức giải thì các em thường 
không biết làm như thế nào. Từ đó về căn bản chất lượng dạy và học toán 
có lời văn chưa cao. đậy bản chất toán học của bài toán. Hay nói một cách khác là làm sao phải chỉ 
ra được các mối quan hệ giữa các yếu tố toán học chứa đựng trong bài toán và 
tìm được những câu lời giải phép tính thích hợp để từ đó tìm được đáp số của 
bài toán.
 Nhưng làm thế nào để học sinh hiểu và giải toán theo yêu cầu của chương 
trình mới, đó là điều cần phải trao đổi nhiều đối với chúng ta – những người 
trực tiếp giảng dạy cho các emnhất là việc: Đặt câu lời giải cho bài toán.
 Như chúng ta đã biết: Trước cải cách giáo dục thì đến lớp 4, các em mới phải 
viết câu lời giải, còn những năm đầu cải cách giáo dục thì đến học kì 2 của lớp 3 
mới phải viết câu lời giảiNhưng với yêu cầu đổi mới của giáo dục thì hiện 
nay ngay từ lớp 1 học sinh đã được yêu cầu viết câu lời giải, đây quả là một 
bước nhảy vọt khá lớn trong chương trình toán. Nhưng nếu như nắm bắt được 
cách giải toán ngay từ lớp 1, 2, 3 thì đến các lớp trên các em dễ dàng tiếp thu, 
nắm bắt và gọt giũa, tôi luyện để trang bị thêm vào hành trang kiến thức của 
mình để tiếp tục học tốt ở các lớp sau.
3 giải pháp 
 Qua thực tế giảng dạy ở lớp 3 cũng như sự đúc rút từ kinh nghiệm bản 
thân và học hỏi đồng nghiệp tôi thấy: để nâng cao chất lượng môn toán ở 
lớp 3 đặc biệt là giải toán có lời văn, giáo viên nên thực hiện các biệnpháp 
sau:
2.3.1 Tìm hiểu tâm lí học sinh, giúp học sinh có hứng thú học toán có lời 
văn.
 Đặc điểm hứng thú môn học Toán của học sinh Tiểu học hiện nay nhìn chung 
còn phân tán, chưa bền vững, chưa ổn định, chủ yếu là hứng thú gián tiếp. Một 
trong những nguyên nhân của hiện trạng này là do: việc giảng dạy chưa làm cho 
HS nhận thức rõ ý nghĩa của môn Toán , chưa thực sự tạo tính chủ động , sáng 
tạo trong quá trình giải toán , cũng như chưa tạo ra bầu không khí tích cực trong 
quá trìnhhọc toán. Nếu tăng cường một số biện pháp tâm lí sư phạm nhằm thay Thông thường nếu là dạng toán điển hình thì giáo viên sẽ hướng dẫn để 
học sinhnhận ra dạng toán và giải theo công thức của từng dạng. Vậy với 
dạng toán mà khác dạng hoặc qua những bước phụ mới tìm ra được dạng 
quen thuộc thì học sinh sẽ lúng túng, do đó cần phải hướng dẫn học sinh 
nắm được cách giải mà có thể giải được bất kì bài toán nào, dạng toán nào. 
Ta có thể hướng dẫn học sinh:
Bước 1.Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề: 
GV không dùng phương pháp đàm thoạiđể hỏi “ Bài toán cho biết gì? Bài 
toán yêu cầu tìm gì?” mà sử dụng cách khác, ví dụ như: 
+Gạch một gạch dưới những điều đã cho.
+Gạch hai gạch dưới những điều cần tìm.
 Như vậy, học sinh tự mình tìm hiểu rõ nội dung, yêu cầu của đề, tự phân 
biệt được những gì bài toán đã cho và những gì bài toán yêu cầu cần tìm để 
tìm mối liên quan giữa các yếu tố cho các bước tiếp theo.
*Tóm tắt đề toán: 
Từ bước tìm hiểu bài ở trên đã giúp học sinh tóm tắt bài toán một cách dễ 
dàng. Học sinh có thể dùng kí hiệu, sơ đồ... để tóm tắt một cách ngắn gọn 
nhất thể hiện rõ mối quan hệ giữa các yếu tố trong bài toán.
Bước 2:Định hướng cho học sinh lập kế hoạch giải bài toán:
Để giải được bài toán thì phải có hướng giải, do đó phải có kế hoạch để 
giải bài toán theo trình tự như thế nào cho hợp lí.
 Thường các bài toán giải trong toán lớp 3 thường được đưa ra ở 2 dạng 
chính đó là các bài toán điển hình đơn giản chỉ dựa vào công thức là có thể 
giải được. Dạng thứ 2 là các bài toán phức tạp hơn, phải qua một vài bước 
trung gian thì mới vận dụng công thức để giải. Đây là dạng toán có nhiều 
phép tính.
Bước 3: Trình bày bài toán.
Ví dụ: Sau khi đọc đề toán ở trang 50 SGK Toán 3. Muốn tìm số dầu cả hai thùng ta phải làm gì? để các em nêu được: Lấy số dầu 
thùng thứ nhất+ số dầu ở thùng thứ hai và giúp cho các em thấy được số dầu ở 
thùng thứ nhất là 18l và số dầu ở thùng thứ hai là 24l.
 - Sau đó yêu cầu học sinh trình bày bài giải.
-Ở dạng bài này, giáo viên cũng cần cho học sinh luyện nêu miệng đề toánvà 
tập tóm tắt đề toán bằng sơ đồ đoạn thẳng nhiều lần để các em ghi nhớ một bài 
toán. 
Ví dụ: Bài tập 3 (trang 50 - SGK toán 3)
 27kg
 Bao gạo 5kg ?kg
 Bao ngô
 - Tôi cho học sinh đọc thầm, đọc miệng tóm tắt rồi nêu đề toán bằng lời theo 
yêu cầu.
Học sinh: Bao gạo nặng 27 kg. Bao ngô nặng hơn bao gạo 5kg. Hỏi cả hai bao 
gạo và ngô nặng tất cả bao nhiêu ki - lô - gam?
 Sau đó cho các em luyện cách trả lời miệng:
Bao ngô nặng số kg là: 27 + 5 = 32 (kg)
 Cả hai bao nặng số kg là: 32 + 27 = 59 (kg)
 Rồi tự trình bày bài giải: 
 Bài giải
 Bao ngô nặng số ki – lô - gamlà:
 27 + 5 = 32 (kg)
 Cả hai bao nặng số ki – lô - gamlà:
 32 + 27 = 59 (kg)
 Đáp số: 59 ki lô gam.
* Quy trình hướng dẫn giải một bài toán cụ thể:
 Khác với lớp 3 chương trình CCGD, chương trình Toán lớp 3 mới thường được 
cho dưới các dạng sau: Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán để xác định cái đã cho và cái phải 
tìm cần giúp học sinh lựa chọn phép tính thích hợp: Chọn “ phép chia” nếu bài 
 1 1
toán yêu cầu “tìm , ...”. Chọn “tính trừ” nếu “bớt” hoặc “ tìm phần còn 
 3 4
lại” hay là “lấy ra”. Chọn “phép nhân” nếu “gấp đôi, gấp 3” 
 1
Ví dụ: Một đội công nhân phải sửa quãng đường dài 1215m, đội đã sửa được 
 3
quãng đường. Hỏi đội công nhân đó còn phải sửa bao nhiêu mét đường nữa? 
(Bài tập 2 tr 119).
Để giải được bài toán này, học sinh cần phải tìm được mối liên hệ giữa cái đã 
cho và cái phải tìm. Hướng dẫn học sinh suy nghĩ giải toán thông qua các câu 
hỏi gợi ý như:
+Gạch một gạch dưới những điều đã cho.
 +Gạch hai gạch dưới những điều cần tìm.
+ Muốn biết đội công nhân đó còn phải sửa bao nhiêu mét đường nữa trước 
hếtphải tìm gì trước? Nêu cách tìm?( Tìm số mét đường đã sửa: 1215: 3)
+ Sau khi tìm được số mét đường đã sửa ta tiếp tục tìm gì? (Tìm số mét đường 
còn phải sửa)
+ Nêu cách tìm? ( Lấy tổngsố mét đường phải sửa trừ đi số đã sửa).
b. Đặt câu lời giải thích hợp.
Thực tế giảng dạy cho thấy việc đặt câu lời giải phù hợp là bước vô cùng quan 
trọng và khó khăn nhất đối với một số học sinh trung bình, yếu lớp 3. Chính vì 
vậy việc hướng dẫn học sinh lựa chọn và đặt câu lời giải hay cũng là một khó 
khăn lớn đối với người dạy. Tuỳ từng đối tượng học sinh mà tôi lựa chọn các 
cách hướng dẫn sau:
- Cách 1: (Được áp dụng nhiều nhất và dễ hiểu nhất): Dựa vào câu hỏi của bài 
toán rồi bỏ bớt từ đầu “hỏi” và từ cuối “mấy” rồi thêm từ “là” để có câu lời 
giải: “Vườn nhà Hoa có số cây cam là:” (Đối với bài toán đơn) đáp số ghi sang phần vở bên phải ( có gạch chân) và dấu hai chấm rồi mới viết 
kết quả và đơn vị tính (không phải viết dấu ngoặc đơn nữa).
  Lưu ý: Trong mọi trường hợp người giáo viên luôn luôn phải dùng thước 
để gạch chân và liên tục nhắc học sinh tạo cho các em bỏ thói quen xấu: 
gạch bằng tay.
 Song song với việc hướng dẫn các bước thực hiện, tôi thường xuyên trình 
bày bài mẫu trên bảng và yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét về cách trình bày 
để từ đó học sinh quen nhiều với cách trình bày. Bên cạnh đó, tôi còn thường 
xuyên chấm bài và sửa lỗi cho những học sinh trình bày chưa đẹp; tuyên dương 
trước lớp những học sinh làm đúng, trình bày sạch đẹp, cho các em đó lên bảng 
trình bày lại bài làm của mình để các bạn cùng học tập
 Bên cạnh việc hướng dẫn cách trình bày như trên, tôi cũng luôn luôn nhắc 
nhở, rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết chữ - viết số đúng mẫu - đẹp. Việc kết 
hợp giữa chữ viết đẹp và cách trình bày đúng cũng là một yếu tố góp phần tạo 
nên sự thành công trong vấn đề giải toán có lời văn của các em.
 Cùng với việc áp dụng các biện pháp ngay từ đầu năm học và áp dụng 
trực tiếp các biện pháp vào bài dạy đầu tiên về giải toán có lời văn, tôi đã cho 
học sinh làm một số dạng bài tập giải toán có lời văn như sau:
 1
 Ví dụ 1: Một thùng đựng 24l mật ong, lấy ra số lít mật ong đó. Hỏi 
 3
trong thùng còn lại bao nhiêu lít mật ong?
 Không cần hướng dẫn, học sinh lớp tôi thực hiện được ngay cách làm như 
sau:
Tóm tắt Bài giải
 Có:24l. Số lít mật ong được lấy ra là:
 1
Lấy ra: số lít mật ong.24: 3 = 8 (l)
 3
Còn lại: ? lít mật ong. Trong thùng còn lại số lít mật ong là: trong thời kì phát triển hay nói cụ thể hơn là các hệ cơ quan còn chưa hoàn thiện 
vì thế sức dẻo dai của cơ thể còn thấp nên trẻ không thể ngồi lâu trong giờ học 
cũng như làm một việc gì đó trong một thời gian dài. Vì vậy muốn giờ học có 
hiệu quả thì đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học tức là 
kiểu dạy học:” Lấy học sinh làm trung tâm.”, hướng tập trung vào học sinh, 
trên cơ sở hoạt động của các em. Trong mỗi tiết học, tôi thường dành khoảng 2 
– 3 phút để cho các em nghỉ giải lao tại chỗ bằng cách chơi các trò chơi học tập 
vừa giúp các em thoải mái sau giờ học căng thẳng, vừa giúp các em có phản 
ứng nhanh nhẹn, ghi nhớ một số nội dung bài đã học.
Tóm lại:Trong quá trình dạy học người giáo viên không chỉ chú ý đến rèn luyện 
kĩ năng, truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải quan tâm chú ý đến việc: 
Khuyến khích học sinh tạo hứng thú trong học tập.
4 Hiệu quả:
Bài toán 1: Một cửa hàng bán trong 8 ngày được 1640 kg đường. Hỏi trong 
5 ngày cửa hàng bán được bao nhiêu ki – lô – gam đường ?
 1
Bài toán 2: Một hình chữ nhật có chiều dài là 18 cm, chiều rộng bằng 
 3
chiều dài. Tính chu vi hình chữ nhật đó?
Qua một thời gian nghiên cứu đề ra một số biện pháp giải toán có lời văn ở lớp 
3, tôi đã khảo sát chất lượng học sinh qua các bài toán giải (vào cuối tháng 3 
năm 2022). Kết quả đạt được cụ thể ở lớp 3A5 như sau:
 Sĩ số Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
 41 em SL TL SL TL SL TL
 35 em 85,4 % 6 em 14,6 % 0 em 0%
 Như vậy, sau khi áp dụng một số biện pháp giải toán có lời văn theo 
hướng đổi mới, chất lượng học sinh có tiến bộ rõ rệt. Từ 6 em chưa nắm 
được cách giải toán có lời vănnay không còn em nào chưa nắm vững cách 
giải toán. Trong lớp học, mỗi khi tiết toán có nội dung bài liên quan đến 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_giai_toan.docx