Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh nắm vững từ vựng thông qua các trò chơi Lớp 4 trường Tiểu học Phạm Hùng
a. Sự cần thiết của sáng kiến:
Tiếng Anh càng đặc biệt quan trọng đối với người dân Việt Nam khi đất nước chúng ta đang trong giai đoạn hội nhập thế giới một cách mạnh mẽ. Trước nhu cầu thực tế về học và sử dụng Tiếng Anh, Bộ Giáo dục và đào tạo nước ta đã đầu tư cho đội ngũ giáo viên giảng dạy Tiếng Anh rất nhiều cơ hội học tập nâng cao năng lực chuyên môn để phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy. Bên cạnh đó, khuyến khích các em học sinh tham gia nhiều kỳ thi cấp quốc gia và quốc tế về Tiếng Anh nhằm thúc đẩy phong trào học Tiếng Anh ngay từ khi các em còn trên ghế nhà trường.
b. Mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Trong chương trình học sách Tiếng Anh của Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam hiện hành có rất nhiều phần học hữu ích giúp các em nắm bắt ngữ liệu ngôn ngữ mới một cách có hiệu quả như story, song, chant, phonics, reading, listening… Tuy nhiên, để chuyển tải các nội dung bài học một cách sinh động, có hiệu quả và thu hút được sự chú ý của các em học sinh đòi hỏi giáo viên phải đầu tư bài dạy một cách chu đáo, tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn học sinh trong giờ học như trò chơi, bài hát. Trò chơi là một phương pháp rất hiệu quả để gây sự hứng thú học tập cho học sinh vì nó giúp các em ghi nhớ nội dung bài học một cách trực quan, sinh động và hấp dẫn nhất. Chính vì vậy việc áp dụng các trò chơi một cách có hiệu quả vào một tiết học Tiếng Anh sẽ giúp ích cho các em học sinh rất nhiều trong việc nắm bắt được kiến thức ngôn ngữ mới đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Xuất phát từ tầm quan trọng của việc dạy môn Tiếng Anh có hiệu quả tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Biện pháp giúp học sinh nắm vững từ vựng thông qua các trò chơi lớp 4B, trường Tiểu học Phạm Hùng” làm đề tài nghiên cứu trong năm học này với mong muốn sau khi nghiên cứu và áp dụng, các kết quả đạt được sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Tiếng Anh khối lớp 4 của trường tiểu học Phạm Hùng nói riêng và của chuyên môn Tiếng Anh trong ngành giáo dục thị xã Hòa Thành nói chung.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh nắm vững từ vựng thông qua các trò chơi Lớp 4 trường Tiểu học Phạm Hùng
- Xuất phát từ tầm quan trọng của việc dạy môn Tiếng Anh có hiệu quả tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Biện pháp giúp học sinh nắm vững từ vựng thông qua các trò chơi lớp 4B, trường Tiểu học Phạm Hùng” làm đề tài nghiên cứu trong năm học này với mong muốn sau khi nghiên cứu và áp dụng, các kết quả đạt được sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Tiếng Anh khối lớp 4 của trường tiểu học Phạm Hùng nói riêng và của chuyên môn Tiếng Anh trong ngành giáo dục thị xã Hòa Thành nói chung. 3. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp giúp học sinh nắm vững từ vựng thông qua các trò chơi lớp 4B trường Tiểu học Phạm Hùng. 4. Phạm vi nghiên cứu: Được thể nghiệm và nghiên cứu đối với học sinh lớp 4B tại Trường Tiểu học Phạm Hùng năm học 2022-2023. Học sinh vận dụng kiến thức đã học ở lớp vào giao tiếp thường ngày. 5. Phương pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu thành công sáng kiến này chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: a. Phương pháp đọc tài liệu: Việc đổi mới phương pháp dạy giúp học sinh tiếp thu bài tốt hơn, vận dụng được kiến thức đã học vào cuộc sống. Để đạt được mục tiêu này tôi tiến hành nghiên cứu các tài liệu : “Kĩ thuật dạy Tiếng Anh cho học sinh tiểu học”, “Phương pháp dạy Tiếng Anh trong trường phổ thông”, “Các thủ thuật trong dạy học Tiếng Anh”, đồng thời kết hợp với việc tham gia học tập các khóa tập huấn chuyên môn, dự giờ đồng nghiêp để rút kinh nghiệm tìm ra phương pháp dạy hữu hiệu. b. Phương pháp thực hành, điều tra, quan sát: 2 II. NỘI DUNG: 1. Cơ sở lý luận: Thực hiện Nghị quyết 40/2000/QH-10 của Quốc Hội và chỉ thị số 14/2001/CT-TTG ngày 11-6-2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi mới phương pháp dạy và học trong ngành giáo dục. Các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như Sở Giáo dục và Đào tạo Tây Ninh về việc đổi mới phương pháp dạy học theo xu hướng tích cực hóa, hướng vào người học. Căn cứ theo phương hướng, nhiệm vụ năm học 2022 – 2023 về việc tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp, mục tiêu của giáo dục trong giai đoạn hiện nay là tập trung vào việc phát huy tính tích cực, năng động và sáng tạo của học sinh. Thực hiện theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi Quy định đánh giá học sinh Tiểu học kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT. 2. Cơ sở thực tiễn: 2.1.Về phía học sinh: Vào đầu năm học 2022- 2023 này tôi nhận thấy các em gặp khó khăn trong việc học nhớ từ vựng và các mẫu câu nếu chỉ tiếp thu bài học theo phương pháp cũ truyền thống. Chính vì thế tôi đã nghiên cứu vận dụng các trò chơi vào các tiết dạy nhằm giúp các em tích cực học tập hơn, thích thú hơn và ghi nhớ nội dung học dễ dàng hơn. 2.1. Về giáo viên: - Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên đóng vai trò là người định hướng, đưa ra những tiêu chuẩn và phải tích cực tìm tòi, sáng tạo để có biện pháp hữu hiệu giúp các em học sinh đạt được những tiêu chuẩn mà mình đặt ra, tất cả đều vì mục tiêu năng động hóa thế hệ học sinh, giúp các em chủ động tích cực nắm bắt kiến thức lí thuyết và biến nó thành kĩ năng thực tiễn. 4 - Trong bộ môn Tiếng Anh có 4 kĩ năng: nghe – nói – đọc – viết. Theo cách học trước đây, kiến thức bài được truyền thụ khá máy móc, áp đặt nên chưa tạo được sự say mê thích thú học tập cho các em học sinh. Các em chưa được tham gia vào bài học một cách tích cực nhất theo đúng năng lực của các em. 3.2. Giải pháp, chứng minh vấn đề: 3.2.1 Sự chuẩn bị của giáo viên: - Nghiên cứu trước bài dạy. - Nắm bắt tình huống bài học, nội dung bài nghe để đưa ra được phương pháp, các thủ thuật và loại hình trò chơi phù hợp có hiệu quả. - Nắm đối tượng học sinh nhất là các em có khả năng tham gia trò chơi tốt, có tính đồng đội, tính kỷ luật cao để chia đội phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau. - Chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học, thẻ từ, bảng phụ, máy và đĩa CD, các phiếu học tập, con rối, đồ chơi 3.2.2 Chuẩn bị của học sinh: - Học sinh lắng nghe hướng dẫn cách tham gia trò chơi kĩ càng. - Xem lại từ vựng, các mẫu câu có liên quan đến yêu cầu của trò chơi. - Chuẩn bị đồ dùng học tập: bút chì, gôm tẩy, sáp màu đầy đủ. 3.2.3 Biện pháp thực hiện: - Theo phân phối chương trình, mỗi bài học Tiếng Anh có thể có mục đích rèn luyện cho học sinh kĩ năng Listening hoặc Speaking hoặc Reading hoặc Writing hoặc có khi phải kết hợp 2 hoặc 3 kĩ năng cùng một bài học. Vì thế khi áp dụng dạy Tiếng Anh bằng các trò chơi ngôn ngữ, chúng ta có thể sử dụng những trò chơi phù hợp với những mục đích dạy kĩ năng khác nhau tuỳ theo bài học. - Trong phần phân loại dưới đây mỗi trò chơi được phân loại theo 4 kĩ năng, nhưng khi sử dụng chúng ta có thể linh hoạt áp dụng sáng tạo hơn. 6 * Ảnh sưu tầm - Giáo viên chuẩn bị một bài nghe hiểu trong đó có một số lỗi sai về từ vựng hoặc cấu trúc ngữ pháp. - Cho học sinh nghe và tìm ra những lỗi đó. - Chia lớp thành hai đội chơi. Học sinh mỗi đội viết ra những lỗi sai,đội nào phát hiện nhiều lỗi hơn đội đó thắng. *Listen and draw: * Ảnh sưu tầm - Giáo viên đọc chậm một bài khoá ngắn và đơn giản. - Học sinh vẽ tranh theo lời giáo viên mô tả. *Ordering vocabulary: - Giáo viên viết một số từ lên bảng. Học sinh viết vào vở. - Giáo viên đọc một đoạn văn có các từ trên bảng nhưng không theo thứ tự. - Học sinh nghe và đánh số thứ tự 1, 2, 3 trước các từ mà các em nghe. - Có thể dùng ngay những từ vừa giới thiệu. * Simon says: 8 - Nếu từ trên bảng là Tiếng Anh thì giáo viên hô to từ bằng Tiếng Việt tương ứng và ngược lại; nếu từ bằng tranh vẽ thì hô to bằng Tiếng Anh. - Lần lượt từng cặp học sinh ở hai nhóm chạy lên bảng và vỗ vào từ được gọi. - Học sinh nào vỗ đúng và nhanh hơn thì ghi được một điểm. - Nhóm nào ghi được nhiều điểm hơn thì thắng. * Whisper: * Ảnh sưu tầm - Trò chơi như sau: Giáo viên chuẩn bị một số câu cần kiểm tra; chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi nhóm gồm 5 em xếp thành một hàng dọc. - Giáo viên gọi 2 em đứng đầu mỗi nhóm lên trên bảng và nói thì thầm một câu nào đó vào tai 2 bạn. Sau khi nghe rõ câu nói của giáo viên, 2 học sinh này chạy về nhóm của mình và thì thầm vào tai bạn thứ hai, bạn này sau khi nghe được câu nói của bạn thứ nhất thì lại thì thầm với bạn thứ 3. Và cứ như vậy cho đến bạn cuối hàng. - Bạn cuối hàng có nhiệm vụ đọc to câu mà mình đã nghe được từ các bạn trong đội của mình. 10 - Nhóm nào lặp lại và thêm ý vào hoàn chỉnh nhất thì thắng. *Counting game: - Giáo viên nói một con số. Học sinh phải đếm tiếp từ số đó. Sau một vài con số, giáo viên vỗ tay và cả lớp dừng lại. - Giáo viên gọi một con số khác và học sinh lập tức đếm. - Ví dụ: GV: twenty HS: 21, 22, 23, 24, 25, 26 (giáo viên vỗ tay) GV: eleven HS: 12, 13, 14, 15, 16, 17 (giáo viên vỗ tay) *Evidence: - Giáo viên gọi một học sinh đóng vai thám tử đứng quay lưng về phía bảng. - Giáo viên viết một từ hoặc một câu lên bảng. - Giáo viên gọi một học sinh khác làm nhân chứng và giải thích cho thám tử bằng những câu nói khác sao cho thám tử nói ra được từ hoặc câu trên bảng. - Ví dụ: GV: Summer HS: It’s hot in the Thám tử: Summer *Find someone who: - Giáo viên kẽ biểu bảng. Học sinh kẽ vào vở. Name Sing Nga Run Hoa 12 Cat dog bird Snake lion goat monkey tiger parrot - Làm một câu mẫu với học sinh, sử dụng một từ bất kì trong các ô. - Ví dụ: This is a brown monkey. - Chia học sinh ra thành 2 nhóm: một nhóm là Nought (O) và một nhóm là Cross (X). - Hai nhóm lần lượt chọn từ trong ô và đặt câu. Nhó m nào đặt câu đúng sẽ được một (O) hoặc một (X). - Ví dụ: Nhóm Nought chọn từ “ snake ”. Nếu một học sinh trong nhóm đặt câu đúng: “It’s a green snake”, nhóm sẽ được một (O). - Nhóm Cross chọn từ “cat”, nếu một học sinh trong nhóm đặt câu đúng: “It’s a white cat”, nhóm sẽ được một (X). X O - Nhóm nào có 3 “O” hoặc 3 “X” trên một hàng ngang, dọc, chéo sẽ thắng. c/ Một số trò chơi giúp phát triển kĩ năng đọc: *Gossip: - Chia lớp thành 4 nhóm. - Giáo viên đọc một câu nào đó cho học sinh ngồi bàn đầu mỗi nhóm sao cho những học sinh khác không nghe thấy. - Ví dụ: When it’s hot, Nam usually goes swimming. 14 *Ảnh sưu tầm d/ Một số trò chơi giúp phát triển kĩ năng viết: *Correcting common mistakes: *Ảnh sưu tầm - Giáo viên chuẩn bị những từ hoặc câu trong đó có từ hoặc câu đúng và sai. - Học sinh phát hiện ra những từ hoặc câu có lỗi sai và sửa lại. - Nhóm nào phát hiện ra nhiều lỗi sai và sửa lại đúng thì thắng. *Fill in the letters: - Giáo viên chuẩn bị một số từ vựng học sinh đã học trong đó có một hoặc hai kí tự bị thiếu. - Học sinh phải thêm kí tự thích hợp vào từ vựng sao cho từ đó có nghĩa. - Ví dụ: bo_k : book ans_ _r : answer *Jumbled sentenses: - Giáo viên viết một số câu, trong đó có các từ bị xáo trộn lên bảng. 16 *Ví dụ minh họa. UNIT 7: WHAT DO YOU LIKE DOING? Lesson 1: LOOK, LISTEN AND REPEAT ~ POINT AND SAY. I. Aim: By the end of the lesson,Ss will be able to ask and answer about what SO likes doing. II.Language contents: a.Vocabulary:listening to music, swimming, collecting stamps, playing chess. b.Sentence pattern: What do you like doing? – I like watching TV c. Skill: listening , speaking and writing. III. Techniques: rubout and remember, slap the board, chain game. IV. Resource and teaching aids: - Resource: Book page 46 - Teaching aids: Cassette, pictures, extra paper. V.Procedure: 1. Warm-up( 5 minutes) * Play game: “Rubout and remember” T has Ss play game. Ss listen and write. skipping watching TV writing reading 2. Presentation:(10 minutes) - T explains the new words and reads them. - Ss listen and read them (chorally and individually) + listening to music (picture): đang nghe nhạc + swimming (picture): đang bơi + collecting stamps (picture): đang thu thập tem + playing chess (picture): đang chơi cờ * Game: “Slap the board” 18 *Kết quả so sánh trước và sau khi áp dụng sáng kiến: TSHS lớp 4B: 38/17. Đầu năm Học kỳ I Giữa học kỳ II năm học năm học Nội dung 2022-2023 2022-2023 so sánh Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ lượng lượng lượng Vận dụng trò 21/38 55,2% 28/38 73,7% 36/38 97,3 % chơi có hiệu quả 4. Tính mới của sáng kiến: Qua quá trình nghiên cứu, tôi áp dụng các thủ thuật, phương pháp mới vào tiết học nghe để giúp cho học sinh nghe dễ dàng và có hiệu quả hơn. Có phương pháp nghe tốt, học sinh không còn bị áp lực khi học kĩ năng nghe – là kĩ năng khó nhất của bộ môn Tiếng Anh. 5. Kết quả, hiệu quả mang lại: - Trong suốt quá trình giảng dạy từ đầu năm học đến nay, áp dụng trò chơi vào tiết học, qua thống kê, so sánh, tôi nhận thấy chất lượng tiết học Tiếng Anh của các em học sinh lớp 4B được nâng cao dần qua từng giai đoạn. - Sáng kiến này tôi đã thực hiện thành công ở lớp 4B trường Tiểu học Phạm Hùng, năm học 2022 – 2023. Học sinh đã có sự thích thú đặc biệt với môn học và chất lượng học môn Tiếng Anh cũng được nâng cao hơn. 20 3. Hướng nghiên cứu tiếp sáng kiến: - Trong thời gian tới tôi mong muốn sẽ tiếp tục nghiên cứu đề tài này một cách sâu rộng hơn để có thể từng bước hoàn thiện được năng lực dạy học phù hợp với nhu cầu phát triển mạnh mẽ của bộ môn Tiếng Anh trong giai đoạn hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học cho ngành Giáo dục tỉnh nhà. - Bên cạnh những kết quả khả quan đạt được chắc chắn vẫn còn những hạn chế sai sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô đồng nghiệp để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! 22 V.MỤC LỤC: I. MỞ ĐẦU: 1. Tên sáng kiến:................................................................................Trang 1 2. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:. ...................Trang 1 3. Đối tượng nghiên cứu:. ..................................................................Trang 2 4. Phạm vi nghiên cứu:. .....................................................................Trang 2 5. Phương pháp nghiên cứu:. .............................................................Trang 2-3 II. NỘI DUNG: 1. Cơ sở lý luận:.................................................................................Trang 4 2. Cơ sở thực tiễn:..............................................................................Trang 4 3. Nội dung (giải pháp):.....................................................................Trang 5-16 4. Tính mới của sáng kiến:.................................................................Trang 17-18 5. Kết quả, hiệu quả mang lại:. ..........................................................Trang 18 III. KẾT LUẬN: 1. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:. ...........................Trang 19 2. Bài học kinh nghiệm:.....................................................................Trang 19 3. Hướng nghiên cứu tiếp sáng kiến: ................................................ Trang 19-20 24 II. Hội đồng sáng kiến: PGDĐT: 1. Nhận xét: .. 2. Xếp loại: Hòa Thành, ngày tháng năm 2023 TM. HĐSK PGDĐT CHỦ TỊCH 26
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_hoc_sinh_nam_vung_tu_vu.doc