Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh Lớp 6 học tốt theo đặc trưng thể loại với các văn bản truyện trong môn Ngữ văn 6

Nhà văn M.Gorki đã nói rằng: “Văn học là nhân học” Cho thấy định nghĩa về văn chương năm chữ rất ngắn gọn về số chữ, nhưng về ý nghĩa không ngắn chút nào. Văn học là nhân học, văn học là đề tài con người, không phải chỉ là con người sinh học có đầy đủ chân, tay, mũi, mắt, tim...Mà đó là những con người có cuộc sống trong sáng. Học văn là để hiểu sâu sắc hơn tâm hồn con người, đồng thời để học cách làm người. Phải chăng đó là điều mà Gorki muốn nói với chúng ta - những người đã phần nào đặt chân đến ngưỡng cửa của văn chương.

Trong quá trình phát triển của văn học, thể loại là một yếu tố tương đối ổn định. Phân chia văn học theo thể loại để người đọc có thể thấy được các tác phẩm của nhiều tác giả, ở nhiều thời đại, nhiều quốc gia dù có thể khác nhau về nội dung, tư tưởng nhưng lại có những mặt gần gũi, đồng điệu về cảm xúc, tâm hồn, về cách thức thể hiện, cách thức xây dựng hệ thống nhân vật, cốt truyện.

Bên cạnh đó, yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay với việc lấy học sinh làm trung tâm, làm chủ thể của quá trình học và là bạn đọc sáng tạo trong quá trình dạy học Văn. Lúc này vai trò của người thầy là người dẫn dắt, là kiến trúc sư, là người định hướng tổ chức học tập cho học sinh. Đứng trước một tác phẩm văn chương, người giáo viên cần đưa ra định hướng cách dạy chung cho các tác phẩm có cùng thể loại. Bởi mỗi thể loại sẽ có một phương pháp, cách thức tổ chức dạy học khác nhau. Dạy học theo đặc trưng thể loại sẽ giúp cho học sinh có cách nhìn khái quát về cách thức khai thác, khám phá các văn bản.

Trong quá trình tổ chức dạy học môn Ngữ văn 6, các giáo viên tham gia giảng dạy bộ môn vẫn chưa thực sự chú trọng tới việc tổ chức dạy học theo đặc trưng thể loại mà mới chỉ tập trung đi sâu, khai thác nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, đi sâu khám phá, phân tích nhân vật trong tác phẩm mà chưa tìm tòi, nghiên cứu, xây dựng cách thức tổ chức dạy học theo khung đặc trưng của từng thể loại. Vì vậy, học sinh học đâu biết đó, chưa biết cách mở rộng, khai thác với các văn bản cùng thể loại. Vì thế, chất lượng dạy học trong môn Ngữ văn 6 chưa thực sự cao, học sinh chưa thực sự đam mê, sáng tạo trong quá trình tham gia học. Bên cạnh đó học sinh chưa học tập tự giác, chưa tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình tham gia học tập bộ môn. Việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh còn mang hình thức đối phó, chưa bám sát nội dung, chi tiết, các sự việc, nhân vật trong tác phẩm.

Với những lý do trên, tôi đã mạnh dạn chọn nghiên cứu và áp dụng sáng kiến:

“Biện pháp giúp học sinh lớp 6 học tốt theo đặc trưng thể loại với các văn bản truyện trong môn Ngữ văn 6”.

docx 23 trang Trúc Vân 10/12/2024 360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh Lớp 6 học tốt theo đặc trưng thể loại với các văn bản truyện trong môn Ngữ văn 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh Lớp 6 học tốt theo đặc trưng thể loại với các văn bản truyện trong môn Ngữ văn 6

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh Lớp 6 học tốt theo đặc trưng thể loại với các văn bản truyện trong môn Ngữ văn 6
 thể loại mà mới chỉ tập trung đi sâu, khai thác nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, 
đi sâu khám phá, phân tích nhân vật trong tác phẩm mà chưa tìm tòi, nghiên cứu, 
xây dựng cách thức tổ chức dạy học theo khung đặc trưng của từng thể loại. Vì 
vậy, học sinh học đâu biết đó, chưa biết cách mở rộng, khai thác với các văn bản 
cùng thể loại. Vì thế, chất lượng dạy học trong môn Ngữ văn 6 chưa thực sự cao, 
học sinh chưa thực sự đam mê, sáng tạo trong quá trình tham gia học. Bên cạnh 
đó học sinh chưa học tập tự giác, chưa tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá 
trình tham gia học tập bộ môn. Việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh còn mang 
hình thức đối phó, chưa bám sát nội dung, chi tiết, các sự việc, nhân vật trong tác 
phẩm.
 Với những lý do trên, tôi đã mạnh dạn chọn nghiên cứu và áp dụng sáng kiến:
 “Biện pháp giúp học sinh lớp 6 học tốt theo đặc trưng thể loại với các 
văn bản truyện trong môn Ngữ văn 6”.
 III. Nội dung sáng kiến:
 1. Cơ sở thực tiễn
 Trong quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ văn 6 tôi thấy giáo viên còn khá lúng 
túng trong khâu tổ chức các hoạt động dạy học theo đặc trưng thể loại. Hệ thống 
câu hỏi, phương pháp, cách thức tổ chức chưa hiệu quả. Các giáo viên tham gia 
giảng dạy bộ môn vẫn chưa thực sự chú trọng tới việc tổ chức dạy học theo đặc 
trưng thể loại mà mới chỉ tập trung đi sâu, khai thác nội dung, nghệ thuật của tác 
phẩm, đi sâu khám phá, phân tích nhân vật trong tác phẩm mà chưa tìm tòi, nghiên 
cứu, xây dựng cách thức tổ chức dạy học theo khung đặc trưng của từng thể loại. 
Bên cạnh đó học sinh chưa học tập tự giác, chưa tích cực, chủ động, sáng tạo 
trong quá trình tham gia học tập bộ môn. Việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh 
còn mang hình thức đối phó, chưa bám sát nội dung, chi tiết, các sự việc, nhân 
vật trong tác phẩm.
 2. Mô tả phương pháp sau khi có sáng kiến
 Để giúp học sinh biết cách khai thác các văn bản truyện theo đặc trưng thể 
loại, bám sát đặc trưng thể loại để khai thác các văn bản truyện ngoài Sách giáo - Thứ 2. Hướng dẫn học sinh khai thác có hiệu quả các hình ảnh và phương 
tiện trực quan để tối ưu hoá các hình ảnh này.
 - Thứ 3. Không lạm dụng việc sử dụng hình ảnh, phương tiện trực quan, chỉ 
sử dụng đúng thời điểm, đúng mục đích.
 Ví dụ 1: Khi dạy văn bản “Sự tích Hồ Gươm”, giáo viên có thể cho học sinh 
xem video giới thiệu về Hồ Gươm ở hoạt động mở đầu, sau đó cho học sinh chia 
sẻ ý kiến với 2 câu hỏi để tạo tình huống dẫn dắt vào bài. (Câu 1: Video cho em 
biết Hồ Gươm liên quan tới nhân vật lịch sử nào? Câu 2. Lắng nghe lời giới thiệu, 
em có cảm nhận như thế nào về Hồ Gươm).
 Ví dụ 2: Khi dạy văn bản “Sọ Dừa”, giáo viên có thể cho học sinh xem hình 
ảnh Nick Vujicic ở hoạt động mở đầu, sau đó cho học sinh chia sẻ ý kiến với câu 
hỏi để tạo tình huống dẫn dắt vào bài. (Em biết gì về người trong bức hình ? Hãy 
chia sẻ cho các bạn). Hay khi đọc mở rộng theo thể loại “Cô bé bán diêm” Giáo viên có thể sử 
dụng kĩ thuật Khăn trải bàn để học sinh ghi lại những kinh nghiệm của cá nhân 
khi đọc truyện ngắn. Sau đó, học sinh chia sẻ trong nhóm, thống nhất những kinh 
nghiệm chung. Giáo viên mời một vài nhóm lên chia sẻ trước lớp.
 Ví dụ 2: Khi dạy văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”, giáo viên có thể 
sử dụng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề sáng tạo thông qua kỹ thuật Think-
Pair-Share (Suy nghĩ - Ghép cặp - Chia sẻ). Think-Pair-Share là một chiến lược 
học tập phù hợp với học sinh ở mọi lứa tuổi. Với kỹ thuật dạy học này, giáo viên 
giao cho học sinh một bài tập/nhiệm vụ. Giáo viên yêu cầu học sinh dành thời thuyết:
 Ví dụ 2: Khi dạy văn bản “Chiếc lá cuối cùng”, giáo viên có thể sử dụng 
dạy học theo nhóm với kỹ thuật khăn trải bàn và yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm 
vụ, học sinh ghi lại ý kiến của mình về câu hỏi trong phiếu học tập bên dưới, Sau 
đó, học sinh chia sẻ trong nhóm, thống nhất các câu trả lời. Giáo viên mời một 
vài nhóm lên chia sẻ trước lớp. trình tổ chức dạy học tất cả các bộ môn, trong đó có môn Ngữ văn. Giáo viên có 
thể dạy học theo hướng tích hợp với các bộ môn khác như: Lịch sử, địa lý...; tích 
hợp với tri thức cuộc sống, tích hợp an ninh quốc phòng hay tích hợp giáo dục 
bảo vệ môi trường; tích hợp ngang với các tiết thực hành Tiếng Việt, nói và nghe, 
viết. Tuy nhiên, việc tổ chức dạy học theo hướng tích hợp phải phù hợp, tránh 
khiên cưỡng, tránh tích hợp tràn lan làm ảnh hưởng tới nội dung của văn bản, gây 
mất thời gian.
 Ví dụ: Khi dạy văn bản “Sự tích Hồ Gươm”, giáo viên có thể cho học sinh 
xem video về bộ phim hoạt hình “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” ở hoạt động luyện tập 
và hỏi học sinh 2 câu hỏi:
 Câu 1. Cảm nhận của em về nhân vật Sơn Tinh ?
 Câu 2. Sơn tinh, Thuỷ Tinh có phải là truyện truyền thuyết không? Vì sao? 
(tích hợp với các văn bản cùng thể loại, tích hợp với môn lịch sử).
 2.3. Đổi mới cách thức tổ chức các hoạt động học với chú trọng dạy học 
theo đặc trưng thể loại trong các hoạt động này.
 Theo tiến trình tổ chức một tiết học, học sinh sẽ tiếp cận tri thức tác phẩm 
thông qua các hoạt động như: hoạt động mở đầu, hoạt động hình thành kiến thức, 2.4. Sử dụng một số trò chơi trong dạy học các văn bản truyện để tạo 
hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh.
 Để tạo hấp dẫn, tăng niềm đam mê, hứng thú cho học sinh trong học tập 
bộ môn Ngữ văn 6 nhằm nâng cao hiệu quả cho các tiết học khi dạy các văn bản 
truyện,phát huy tính tích cực, chủ động cho HS trong các hoạt động học tập. Đặc 
biệt thông qua trò chơi học sinh nắm vững kiến thức về đặc trưng thể loại truyện. 
Đáp ứng các yêu cầu đổi mới về phương pháp và hình thức dạy học trong Chương 
trình GDPT 2018. Giáo viên nên sử dụng trò chơi trong tiết học.
 Để tổ chức trò chơi học tập môn Ngữ văn thành công thì cần đảm bảo các 
điều kiện sau:
 - Thứ nhất: Khi xây dựng và thiết kế trò chơi phải đảm bảo tính khả thi, thực 
tiễn, vừa sức và hiệu quả, cụ thể:
 + Hình thức tổ chức trò chơi phải phù hợp với nội dung bài học, điều kiện 
thời gian mỗi hoạt động học, phù hợp với tâm lý của học sinh, mang ý nghĩa giáo 
dục và phù hợp điều kiện, phương tiện dạy học, cơ sở vật chất của nhà trường.
 + Nội dung lựa chọn hệ thống câu hỏi trong trò chơi đa dạng, đảm bảo tính 
phân hóa, phù hợp với tất cả đối tượng học sinh, tránh bỏ rơi học sinh yếu kém, 
phát triển tư duy, khả năng phản ứng nhanh của học sinh.
 - Thứ hai: Mục đích của trò chơi: Nhằm kiểm tra, củng cố, khắc sâu nội 
dung bài học, hoặc tạo vấn đề để tiếp cận kiến thức mới, đồng thời tạo hứng thú 
học tập cho học sinh và tích hợp giáo dục những phẩm chất, bồi dưỡng và phát 
triển các năng lực theo định hướng đổi mới.
 - Thứ ba: Tổ chức trò chơi đảm bảo quy trình 3 bước:
 Bước 1: Chuẩn bị trò chơi: Xác định đối tượng và mục đích, nội dung của 
trò chơi.
 Bước 2: Tiến hành trò chơi; tổ chức người tham gia trò chơi, cá nhân hoặc 
đội nhóm, thể lệ chơi gồm luật chơi và thời gian, nguyên tắc chơi.
 Bước 3: Kết thúc trò chơi: Đánh giá, nhận xét, khuyến khích sau cuộc chơi chứa từ khóa.
 Bước 2: Tiến hành trò chơi
 - Giáo viên giới thiệu tên trò chơi, chiếu lên màn hình và thông qua thể lệ 
trò chơi
 - Cách chơi trò chơi giải ô chữ trên PowerPoint đó là học sinh sẽ lần lượt 
trả lời các câu hỏi ở ô chữ hàng ngang để tìm ra được gợi ý cho đáp án của ô chữ 
hàng dọc chứa từ khóa chính.
 (Mỗi câu hỏi có 10 giây suy nghĩ và trả lời). Học sinh nào biết đáp án sẽ xin 
trả lời bằng cách giơ tay.
 - Giáo viên chiếu ô chữ và học sinh thực hiện trò chơi.
 Hệ thống các câu hỏi để giải mã các ô chữ:
 1. (5 chữ) Thủ đô của nước ta là thành phố nào? (Hà Nội)
 2. (8 chữ) Đây là một quận trung tâm của Hà Nội gắn liền với một truyền 
thuyết lịch sử? (Hoàn Kiếm)
 3. (11 chữ) Ai đã là người cho Lê Lợi mượn gươm báu? (Đức Long Quân)
 4. (6 chữ) Tên cây cầu được sơn màu đỏ đặc trưng nối liền đền Ngọc Sơn ? 
(Thê Húc)
 5. (5 chữ) “Ba lần ở ẩn Chí Linh/Mười năm khởi nghĩa tan thành giặc 
Minh” là ai ? (Lê Lợi)
 6. (6 chữ) “Núi gì vạn cổ còn xanh/Khi xưa Lê Lợi dấy quân diệt thù” là Bước 1: Giáo viên chuẩn bị trò chơi
 Bước 2: Tiến hành trò chơi
 - Giáo viên giới thiệu tên trò chơi và thông qua thể lệ trò chơi.
 - Để thực hiện trò chơi này, giáo viên thường chia lớp thành 4 đội. Từng 
học sinh trong đội lần lượt tham gia trò chơi. Cứ học sinh này xuống thì học sinh 
khác lên thay thế sao cho đội của mình hoàn thành bài tập một cách nhanh nhất, 
chính xác nhất.
 - Trong thời gian 5 phút với nội dung câu hỏi: Tìm đặc điểm của thể loại 
Truyện đồng thoại thông qua văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”. Sau 5 phút 
đội nào tìm được nhiều đặc điểm Truyện đồng thoại nhanh và đúng nhất sẽ là đội 
chiến thắng.
 - Học sinh thực hiện trò chơi.
 Sau khi 4 đội đã hoàn thành xong phần thi của mình. Giáo viên chiếu đáp 
án (Đáp án: Nhân vật là loài vật (Dế Mèn), truyện dành cho thiếu nhi. Có cốt 
truyện, vừa phản ánh đặc điểm sinh hoạt của loài vật là Dế Mèn vừa thể hiện đặc 
điểm của con người.) Sau đó lần lượt chữa bài cho các đội để tìm ra đội chiến 
thắng.
 Bước 3: Kết thúc trò chơi
 Giáo viên nhận xét đánh giá, động viên tinh thần tham gia của các em.
 Ở trò chơi “Tiếp sức” tôi thấy học sinh rất hứng thú tham gia. Đặc biệt qua 
phần trò chơi đó học sinh đã nắm vững và khắc sâu kiến thức về thể loại Truyện 
đồng thoại.
 c. Sử dụng trò chơi trong hoạt động luyện tập
 Khi thực hành hoạt động luyện tập giáo viên có thể sử dụng rất nhiều trò 
chơi như Giải ô chữ, Tiếp sức, Ai nhanh hơn, Chiếc nón kì diệu...
 Ví dụ: Khi văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” của Tô Hoài ở hoạt động 
luyện tập để củng cố kiến thức, tạo không khí lớp học sôi nổi, giúp học sinh nắm 
vững kiến thức, tôi đã thực hiện trò chơi “Ai là triệu phú” như sau:
 Bước 1: Giáo viên chuẩn bị trò chơi D. Tác giả.
 Câu 6. Tác giả đã khắc họa vẻ ngoài của Dế Mèn như thế nào?
 A. Ôm yếu, gầy gò và xanh xao.
 B. Khỏe mạnh, cường tráng và đẹp đẽ.
 C. Mập mạp, xấu xí và thô kệch.
 D. Thân hình bình thường như bao con dế khác.
 Câu 7. Tính cách của Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên 
như thế nào?
 A. Hiền lành, tốt bụng và thích giúp đỡ người khác.
 B. Khiêm tốn, đối xử hòa nhã với tất cả các con vật chung quanh,
 C. Hung hăng, kiêu ngạo, xem thường các con vật khác.
 D. Hiền lành và ngại va chạm với mọi người.
 Câu 8. Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra được qua cái chết của 
Dế Choắt là gì?
 A. Không nên trêu ghẹo những con vật khác, nhất là họ hàng nhà Cốc.
 B. Nếu có ai nhờ mình giúp đỡ thì phải nhiệt tâm thực hiện, nếu không có 
ngày mình cần thì sẽ không có ai giúp đỡ.
 C.Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm 
muộn rồi cũng mang vạ vào thân.
 D. Cần đối xử với mọi người thân thiện, hòa nhã, tránh thái độ xem thường 
người khác.
 Câu 9. Trước khi chết, Dế Choắt đã khuyên Dế Mèn những gì?
 A.Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm 
muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.
 B.Ở đời không nên xem thường người khác, cần tôn trọng người khác như 
chính bản thân mình.
 C. Cần phải báo thù cho Choắt.
 D. Không nên trên ghẹo người khác.
 Câu 10. Giá trị nghệ thuật của đoạn trích trên thể hiện ở điểm nào? phương pháp và hình thức dạy học trong Chương trình GDPT 2018.
 Kết thúc đề tài, tôi đã tiến hành làm một bài khảo sát với học sinh, kết quả 
như sau:
 Tham gia giảng dạy khối 6 với tổng số 70 học sinh. Kết quả khi áp dụng thử 
học kì II năm học 2021-2022 như sau:
 Học kì TSHS Giỏi Khá Đạt Chưa đạt
 Năm học SL % SL % SL % SL %
 Học kì II
 (Năm học 2021- 70 11 15.7 39 55.7 17 24.3 3 4.3
 2022)
 Tham gia giảng dạy khối 6 với tổng số 67 học sinh. Kết quả sau khi áp dụng 
lần đầu học kì I năm học 2022-2023 như sau:
 Học kì TSHS Giỏi Khá Đạt Chưa đạt
 Năm học SL % SL % SL % SL %
 Học kì I
 (Năm học 2022- 67 13 19.4 43 64.2 10 14.9 1 1.5
 2023)
 Qua áp dụng sáng kiến tôi nhận thấy:
 - Học sinh biết cách khai thác các văn bản truyện theo đặc trưng thể loại, 
bám sát đặc trưng thể loại để khai thác các văn bản truyện ngoài Sách giáo khoa.
 - Học sinh biết cách chuẩn bị bài có hiệu quả, tạo sự tương tác đa chiều 
trong lớp học, tích cực, chủ động, sáng tạo khi khám phá các nội dung trong văn 
bản.
 - Các em học sinh yêu thích môn học hơn, yêu thích các văn bản truyện 
trong và ngoài chương trình. Niềm đam mê, hứng thú học tập bộ môn được nâng 
cao rõ dệt. ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG PTDTNT THCS
 LỘC NINH
................................................................................................................................ 
................................................................................................................................ 
................................................................................................................................ 
................................................................................................................................
................................................................................................................................ 
................................................................................................................................
................................................................................................................................ 
................................................................................................................................
................................................................................................................................ 
................................................................................................................................
................................................................................................................................ 
................................................................................................................................
................................................................................................................................ 
................................................................................................................................
................................................................................................................................ 
................................................................................................................................
................................................................................................................................ 
................................................................................................................................
................................................................................................................................ 
................................................................................................................................
................................................................................................................................ 
................................................................................................................................
................................................................................................................................ 
................................................................................................................................
................................................................................................................................ 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_6_hoc_tot.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh Lớp 6 học tốt theo đặc trưng thể loại với các văn bản.pdf