Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 4
Trong những năm gần đây, khi Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được triển khai và được hưởng ứng mạnh mẽ trong các cấp học, ngoài việc nâng cao chất lượng giáo dục, các đơn vị trường học ngày càng chú trọng tới công tác giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học.
Mục tiêu giáo dục là nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa. Yêu cầu về nội dung giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người.
Trong nền kinh tế thị trường, cuộc sống hiện đại, hội nhập, đòi hỏi thế hệ trẻ làm chủ tri thức, thực sự tự tin, phải nắm bắt kịp thời các cơ hội cũng như phải có một số kỹ năng: sống khỏe, sống tốt, sống lành mạnh, cập nhật thông tin nhanh nhạy và hội nhập với thế giới, góp phần tích cực cho cuộc sống cá nhân và cộng đồng tốt đẹp hơn, nhằm thích ứng với mọi biến động của hoàn cảnh.
Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là một trong những nội dung được Bộ GD&ĐT triển khai khi thực hiện phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Hiện nay, các nội dung dạy học đều có một phần lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Theo tôi nghĩ việc giáo dục kĩ năng sống được lồng vào trong các môn học là rất cần thiết. Tuy nhiên chúng ta phải giáo dục như thế nào mới là điều quan trọng.
Dựa trên thực tế cho thấy, nếu các em có kiến thức, có thái độ tích cực mới đảm bảo sự thành công, xuất phát từ việc cải cách mục tiêu, đổi mới giáo dục. Từ những lí do trên, tôi chọn sáng kiến: “Biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4”
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 4
2 Dựa trên thực tế cho thấy, nếu các em có kiến thức, có thái độ tích cực mới đảm bảo sự thành công, xuất phát từ việc cải cách mục tiêu, đổi mới giáo dục. Từ những lí do trên, tôi chọn sáng kiến: “Biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4” II. NỘI DUNG: 1. Thực trạng a). Thuận lợi Trường Tiểu học Phong Tân nằm trên địa bàn xã Phong Tân, là xã có chuyển biến tích cực trong phong trào học tập và truyền thống hiếu học. Lãnh đạo nhà trường năng động, nhiệt tình; đội ngũ giáo viên yêu nghề mến trẻ, hết lòng vì học sinh thân yêu. - Hội Cha mẹ Học sinh hoạt động có chiều sâu, phối hợp với nhà trường quan tâm chăm sóc giáo dục học sinh nâng cao chất lượng giáo dục. Năm học 2021-20222, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 4A1, công tác tại điểm trung tâm., tôi nhận thấy điều kiện kinh tế một số gia đình học sinh còn khó khăn, việc đầu tư và chăm lo cho con cái học hành của các bậc cha mẹ chưa được quan tâm nhiều. Tổng số học sinh đầu năm là 38/24 nữ b) Khó khăn: Qua những năm học thực hiện đổi mới giáo dục chất lượng học sinh nhìn chung có tiến bộ rõ rệt, Tuy nhiên, trong quá trình giáo dục chúng ta thường mới chỉ quan tâm tới việc dạy chữ và chưa quan tâm nhiều tới việc dạy làm người cho học sinh. Vì vậy việc thích ứng với xã hội, với cuộc sống xung quanh là một vấn đề khó với các em. Qua điều tra cho thấy tình trạng học sinh nói tục, chửi bậy, đánh nhau vẫn còn xảy ra. Trong đó các kĩ năng như tương trợ nhau, giao tiếp, diễn đạt trước đám đông được các thầy cô giáo tích cực hình thành và củng cố nhưng chưa thể hiện được nhiều. Chúng ta đều nhận thấy rằng một bộ phận không nhỏ học sinh càng lớn lên đạo đức càng đi xuống, ngày càng thực dụng, ích kỉ và lười hoạt động 4 đó lồng ghép một cách nhẹ nhàng những kinh nghiệm sống vào bài học đến từng đối tượng học sinh. Trong quá trình dạy lồng ghép kĩ năng sống cho học sinh cần phải khơi gợi và phát huy sự tham gia của các em bên cạnh sự hướng dẫn của giáo viên. Tuyệt đối không nên áp dụng ý kiến hay suy nghĩ chủ quan của giáo viên. Tuyệt đối không được phê bình hay đánh giá khi các em làm gì đó chưa tốt. Bởi nếu vậy sẽ làm mất sự chủ động, tự tin và hoà nhập cùng bạn bè vì ở lứa tuổi này các em rất muốn thể hiện mình. Trong chương trình giáo dục Tiểu học vấn đề Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được thể hiện rõ nhất trong một số phân môn như: Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội. * Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học qua môn Tiếng Việt: Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua hoạt động dạy và học môn Tiếng Việt góp phần rèn luyện thao tác tư duy, góp phần mở rộng hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người. Kĩ năng sống đặc thù, thể hiện ưu thế của môn Tiếng Việt là kĩ năng giao tiếp, sau đó là kĩ năng nhận thức, bao gồm nhận thức thế giới xung quanh, tự nhận thức, ra quyết định. Trong sách giáo khoa Tiếng Việt, có nhiều bài học mà tên gọi của nó đã nói rõ mục tiêu giáo dục các kĩ năng giao tiếp xã hội. Khả năng Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của môn Tiếng Việt không chỉ thể hiện ở nội dung môn học mà còn được thể hiện qua phương pháp của giáo viên. Để hình thành các kiến thức và kĩ năng mà chương trình môn Tiếng Việt đặt ra với học sinh, người giáo viên phải vận dụng nhiều phương pháp dạy phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh như: thực hành giao tiếp, trò chơi học tập, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp tổ chức hoạt động nhóm, phương pháp hỏi - đáp...Thông qua các hoạt động học tập, được phát huy trải nghiệm, rèn kĩ năng hợp tác, bày tỏ 6 sinh,giữ học sinh và học sinh được tăng cường và học sinh có thể tự phát hiện và chiếm lĩnh tri thức mới. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học môn Đạo đức rất đa dạng, bao gồm nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như: học theo nhóm, theo dự án; giải quyết vấn đề, đóng vai, trò chơi, động não, Và thông qua việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực đó, học sinh đã được tạo cơ hội để thực hành, trãi nghiệm, nhiều kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi. Tuỳ từng bài học, chúng ta nên giáo dục kĩ năng phù hợp cho các em. Tích hợp giáo dục kĩ năng: giáo viên cho học sinh tìm hiểu nội dung câu chuyện, cho các em liên hệ thực tế tại địa phương nơi mình cư trú, trình bày suy nghĩ, thể hiện cảm xúc về những người đã hi sinh xương máu, vì Tổ quốc. Kĩ năng xác định giá trị về những người đã quên mình vì Tổ quốc. Trên cơ sở đó, các em ý thức tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ do nhà trường tổ chức * Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học qua môn Tự nhiên và xã hội: Môn Tự nhiên và xã hội là một môn học giúp học sinh có một số kiến thức cơ bản ban đầu về con người và sức khoẻ, về một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên - xã hội. Chú trọng đến việc hình thành và phát triển các kĩ năng trong học tập như: quan sát, nêu nhận xét, thắc mắc, đặt câu hỏi và diễn đạt hiểu biết của bản thân về các sự vật, hiện tương đơn giản trong tự nhiên và trong xã hội. Đặc biệt môn học giúp học sinh xây dựng các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng; yêu gia đình, quê hương, trường học và có thái độ thân thiện với thiên nhiên. Cùng với kiến thức cơ bản về con người, về Tự nhiên- xã hội, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua môn Tự nhiên và xã hội sẽ góp phần không chỉ khắc sâu thêm các kiến thức của môn học mà còn hình thành thái độ và hành vi tích cực, phù hợp, cần thiết giúp học sinh có thể ứng xử có hiệu quả các tình huống thực tế trong cuộc sống. 8 - Tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hình thức dạy học của mình, qua các giờ sinh hoạt để giáo dục đạo đức và nhân cách cho học sinh. - Xây dựng hành vi giao tiếp giữa “Thầy với thầy, trò với trò, thầy với trò” rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hoá, lên án mọi hành vi bạo lực học đường và xã hội. - Thường xuyên liên hệ với cha mẹ học sinh, kịp thời nắm bắt thông tin, cùng kết hợp với cha mẹ học sinh rèn cho học sinh kĩ năng ứng xử văn hoá, rèn luyện sức khoẻ phòng chống bạo lực. - Nâng cao ý thức tự nguyện, tự giác, tự chủ phát huy được tính tích cực trong việc rèn luyện kĩ năng sống của thầy cô giáo và học sinh. Giáo dục cho học sinh nhận biết được lợi ích của việc rèn luyện kĩ năng về mọi mặt: cho bản thân, gia đình, xã hội và đất nước. Đồng thời biết quan tâm chia sẻ đến mọi người. - Giáo viên chủ nhiệm phải thực sự đổi mới phương pháp trong việc thực hiện công tác chủ nhiệm lớp, tạo điều kiện để HS rèn luyện và tự rèn luyện. Coi trọng tự rèn luyện của HS và động viên kịp thời. Vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho HS còn cần đến vốn sống, tình thương và nhân cách của người thầy. Học kiến thức ở thầy trước hết là ở tấm gương sống của thầy. Vì vậy để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh HS trước hết “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” mà ngành Giáo dục đã phát động. c). Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp: Nhân cách học sinh được hình thành qua hai con đường cơ bản: Con đường học trên lớp và con đường hoạt động ngoài giờ lên lớp. Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một hoạt động quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. Chính từ những hoạt động như: lao động, sinh hoạt tập thể, hoạt 10 các bài học giáo viên lồng ghép giáo dục các em biết chào hỏi lễ phép, kính trọng ông bà, cha mẹ, anh chị em, thầy cô giáo, biết chia sẻ yêu thương, giúp đỡ người già, em nhỏ, bạn bè, và những người có công lao to lớn, huy sinh gian khổ bảo vệ quê hương đất nước như các anh hùng thương binh - liệt sĩ, những người lao động nghèo khổ. Bằng những hành vi, thái độ, việc làm nho nhỏ hằng ngày, biết xác định các giá trị hành vi đạo đức. Ở môn tự nhiên xã hội, các em biết tránh những việc làm xấu như nói không với thuốc lá, ma túy, rượu dứt khoát với những lời dụ dỗ, lôi kéo vào những thói hư tật xấu, giáo dục các em yêu thiên nhiên, gần gũi với thiên nhiên, động vật, thực vật để từ đó các em biết giá trị của cuộc sống quan trọng như thế nào để từ đó các em cảm nhận được bảo vệ môi trường là hết sức quan trọng đối với cuộc sống của con người. Trong sinh hoạt hằng ngày các em biết sử dụng đúng các quy tắc: ứng xử giao tiếp với mọi người, biết thông cảm chia sẻ với mọi niềm vui, nỗi buốn với mọi người xung quanh. Luôn luôn là một người mẫu mực, trung thực là niền tự hào của cha mẹ. - Áp dụng vào trong các tiết dạy tôi đều lồng ghép dạy kĩ năng sống cho các em, nhất là các tiết sinh hoạt lớp tôi đều áp dụng kĩ năng sống cho các em,để giáo dục các em trở thành người tốt có ích cho xã hội. Công việc tôi làm mang lại hiệu quả rõ rệt, thể hiện trong 2 năm học gần đây đánh giá về phẩm chất của các em đạt: - Áp dụng trong toàn tổ 4 và cả trường thông qua các tiết sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt dưới cờ đều giáo dục kĩ năng sống cho các em. Kết luận: - Trong quá trình thực hiện và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã rút ra được những bài học quí giá để bổ sung kinh nghiệm nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy: - Thực hiện đúng theo các văn bản chỉ đạo của Ngành, bám sát chủ đề kế hoạch thực hiện phù hợp với đặc điểm tâm lý và hoàn cảnh cụ thể của từng học sinh trong lớp . 12 XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT DUYỆT SÁNG KIếN, GIẢI PHÁP CẤP SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP CẤP THỊ XÃ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỘI ĐỒNG KHOA HỌC Đơn vị: Trường tiểu học Phong Tân PHẦN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - Tính mới:.../30 điểm - Tính hiệu quả:/35 điểm - Tính ứng dụng:. /20 điểm - Tính phù hợp với nhiệm vụ được giao:/10 điểm - Hình thức:./05 điểm - Tổng điểm:. /100 điểm Phong Tân, ngàytháng.năm 2022 CHỦ TỊCH HĐKH 14 PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM SÁNG KIẾN (Theo Quyết định số 4091/QĐ-UBND ngày 10/10/2019 của chủ tịch UBND thị xã) Họ tên người chấm điểm: .. Chức vụ trong Hội đồng: Tên giải pháp/đề tài nghiên cứu: ................................................................................................................................. Tác giả/nhóm tác giả: STT Tiêu chuẩn Tiêu chí Điểm chuẩn Những sáng kiến, giải pháp đưa ra chưa có người nào thực hiện trước đó; những cải tiến, đề xuất /20 điểm mới 1 Tính mới Ứng dụng có hiệu quả những thành tựu mới về (30 điểm) khoa học – công nghệ, luận điểm, quan điểm mới, những chủ trương, chính sách mới. /10 điểm Tính hiệu quả Đem lại hiệu quả trong công tác /25 điểm 2 (35 điểm) Dễ thực hiện, không tốn kém nhiều chi phí /10 điểm Có khả năng phổ biến ứng dụng vào thực tiển Tính ứng dụng 3 (tùy theo tỷ lệ đơn vị, cá nhân áp dụng để làm căn /20 điểm (20 điểm) cứ tính điểm) - Nếu phù hợp với nhiệm vụ của cá nhân thì được Phù hợp với 10 điểm. nhiệm vụ được - Nếu phù hợp với nhiệm vụ của đơn vị thì được 5 4 /10 điểm giao điểm. (10 điểm) - Nếu không phù hợp với nhiệm vụ được giao của cá nhân và đơn vị thì không được tính điểm. Hình thức Trình bày đúng bố cục; câu văn rõ ràng, dễ hiểu, 5 /5 điểm (5 điểm) mạch lạc; từ ngữ sử dụng chính xác. Tổng cộng /100 điểm NGƯỜI ĐÁNH GIÁ
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giao_duc_ki_nang_song_cho_ho.doc